Mặc dù hầu hết bệnh nhân là người lớn tuổi, bệnh này đang ngày càng trẻ hóa. Đại học Winsconsin (Mỹ) cho biết có 5% bệnh nhân dưới 40 tuổi mắc bệnh này, con số này tăng mạnh lên 40% ở lứa tuổi 40 và lên đến 50% khi cán mốc 50 tuổi.
Mặc dù bệnh này thường thấy ở nam giới lớn tuổi, thật ra nó không phải do quá trình lão hóa thông thường gây ra.
tin liên quan
Phim khiêu dâm gây hại không kém gì thuốc lá“Trên bảo dưới không nghe” là tình trạng nam giới gặp khó khăn trong việc điều khiển “cậu nhỏ” theo ý mình.
Trước đây, bệnh này được cho là một vấn đề tâm lý. Nhưng các nhà nghiên cứu đã xác định được đó là dấu chỉ của một số bệnh mạn tính làm hạn chế lưu lượng máu đến “cậu nhỏ”.
Các bệnh như tiểu đường, tăng huyết áp, suy thận và các rối loạn căng thẳng như trầm cảm và lo lắng chính là thủ phạm gây ra chứng “bất tuân lệnh” này.
Viagra thường được kê đơn để điều trị chứng bệnh này. Tuy nhiên, Viagra đi kèm không ít tác dụng phụ như cương cứng kéo dài, đau, mất thị lực đột ngột, co giật và các triệu chứng tương tự như đau tim.
A xít folic làm được gì?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng a xít folic không chỉ cần cho phụ nữ mà cũng rất có lợi cho nam giới, đặc biệt là trong chuyện phòng the, theo Health Problem.
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Aging Male, các nhà nghiên cứu từ Đại học Sapienza, Rome (Ý), đã tìm thấy mối liên hệ giữa tình trạng thiếu a xít folic và chứng rối loạn cương dương.
Những người bị bệnh này, có nồng độ a xít folic thấp hơn đáng kể so với những người không mắc bệnh.
Một nghiên cứu trước đó được đăng trên Tạp chí Y học tình dục đã kết luận rằng a xít folic cải thiện hoạt động của các hợp chất - có nhiệm vụ gây ra sự cương cứng. Tác dụng này vẫn phát huy ngay cả ở những người bị tăng đường huyết.
Một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Bệnh nam khoa châu Á, cũng xem xét mối liên quan giữa tình trạng thiếu a xít folic và các nỗi khổ của nam giới như “trên bảo dưới không nghe” và “chưa đến chợ đã hết tiền”.
tin liên quan
Đàn ông chớ có bỏ qua 5 dấu hiệu cảnh báo sức khỏe nàyTrong nghiên cứu này, các nhà khoa học từ Bệnh viện Renmin thuộc Đại học Vũ Hán, Trung Quốc, đã đánh giá nồng độ a xít folic ở hơn 100 nam giới bị một trong hai nỗi khổ trên hay bị cả hai.
Kết quả cho thấy những người bị bệnh, có nồng độ a xít folic thấp hơn so với những người không bị các chứng bệnh này,theo Health Problem.
Trong một nghiên cứu riêng biệt trên thỏ - bị gây bệnh tiểu đường, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, việc điều trị cho thỏ bằng a xít folic giúp cải thiện đáng kể việc “không tuân lệnh cấp trên”, đã chứng minh rằng: a xít folic rất có hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng “trên bảo dưới không nghe”.
Bên cạnh việc cải thiện chức năng tình dục, a xít folic cũng đóng vai trò quan trọng trong khả năng sinh sản của nam giới.
Nghiên cứu cho thấy việc kết hợp a xít folic và kẽm có khả năng làm tăng tổng số lượng tinh binh ở cả nam giới có chức năng sinh sản bình thường và đặc biệt ở người hiếm muộn - tăng đến con số 74% tổng số lượng tinh binh, theo Health Problem.
Nên tiêu thụ a xít folic như thế nào?
Cả nam giới và phụ nữ nên tiêu thụ 400 microgam (mcg) folat - tương đương với khoảng 240 mcg a xít folic từ thực phẩm đã được bổ sung a xít folic, hoặc uống bổ sung 200 mcg một ngày, theo Health Problem.
Phụ nữ mang thai và cho con bú nên dùng từ 500 - 600 mcg một ngày.
Một số nguồn folate tuyệt vời bao gồm:
• Gan bò: 85 gram chứa 54% nhu cầu a xít folic cho 1 ngày.
• Rau bó xôi: Nửa chén rau bó xôi chứa 131 mcg folate hoặc 33% nhu cầu 1 ngày.
• Đậu đũa luộc: Nửa chén đậu đũa luộc chứa 26% nhu cầu folate 1 ngày.
Bình luận (0)