Màu sắc của phân 'tố cáo' tình trạng sức khỏe của bạn, cần đi khám ngay!

Thiên Lan
Thiên Lan
04/11/2020 11:52 GMT+7

Đừng quên quan sát trước khi xả nước: Màu sắc của phân có thể cho bạn biết nhiều điều về sức khỏe và thậm chí cảnh báo về những dấu hiệu cần phải đi khám ngay, theo Live Strong .

Sau đây, các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa sẽ hướng dẫn cho bạn cách kiểm tra màu sắc phân, để nhận biết khi nào là bệnh nguy hiểm.

Tại sao phân lại có màu nâu nhạt?

Tiến sĩ Monica Borkar, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa của Đại học NorthShore, HelathSystem ở Glenview, Illinois (Mỹ), cho biết phân thường có màu nâu vàng nhạt, hoặc thay đổi từ nâu nhạt đến nâu sẫm. Nguyên nhân là do nó chứa một sắc tố gọi là bilirubin, hình thành khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ.

Nhưng nếu nhìn thấy một màu lạ thì sao?

Tiến sĩ Borkar cho biết, nói chung thì, những thay đổi về màu sắc của phân bị ảnh hưởng bởi thức ăn ăn vào, và thường không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, có một số trường hợp là nguy hiểm.
Sau đây là ý nghĩa của 7 màu phân và khi nào bạn nên đi khám, theo Live Strong.

1. Màu xanh

Phân xanh thường do chế độ ăn uống, không có gì phải lo lắng

2. Màu vàng

Tiến sĩ Jacqueline Wolf, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess ở Boston (Mỹ), cho biết nếu bị tiêu chảy, phân có thể có màu vàng hoặc hơi xanh. Tiêu chảy nghĩa là mọi thứ đi qua hệ thống quá nhanh, chưa đủ thời gian để phân chuyển thành màu sẫm hơn.
Phân màu vàng cũng có thể do chất béo dư thừa trong chế độ ăn uống và có thể là tác dụng phụ của chế độ ăn ít tinh bột.

3. Đỏ

Đây bắt đầu là dấu hiệu nguy hiểm. Tiến sĩ Wolf nói, có thể do thức ăn hoặc đồ uống màu đỏ, hoặc máu từ bệnh trĩ hoặc rách hậu môn do táo bón gây ra.
Nhưng, phân màu đỏ cũng có thể do nguyên nhân đáng lo ngại hơn, như chảy máu từ ruột dưới xuống.
Máu trong phân cũng là triệu chứng nguy hiểm của ung thư đại trực tràng, theo Live Strong.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, các triệu chứng khác bao gồm thay đổi thói quen đi tiêu - như tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, đau bụng và sụt cân.
Nếu bạn nghĩ mình còn trẻ, không thể bị ung thư đại trực tràng, hãy nghĩ lại: Tỷ lệ ung thư đại trực tràng và tử vong do căn bệnh này đang dần tăng lên ở những người dưới 50 tuổi.
Bởi vì người trẻ không thường xuyên đi nội soi để kiểm tra, nên cần phải đi khám ngay nếu thấy máu trong phân.

4. Nâu sẫm hoặc đỏ sẫm

Tiến sĩ Wolf cho biết, màu sẫm hơn cũng có thể xuất phát từ việc chảy máu trong đường tiêu hóa, đặc biệt là nơi ruột kết nối với ruột non. Ung thư ruột kết, bệnh túi thừa, viêm đại tràng và viêm ruột có thể tạo nên màu sẫm này. Đi khám ngay nếu thấy màu này trong phân.
Tập kiểm tra màu sắc của phân có thể cứu bạn1

Đi khám ngay lập tức nếu có nghi vấn

Ảnh minh họa: Shutterstock

5. Đen

Đây là một màu khá nguy hiểm. Thuốc trị tiêu chảy Pepto-Bismol, bổ sung sắt hay ăn nhiều quả việt quất có thể khiến phân có màu rất sẫm, tiến sĩ Wolf nói.
Tuy nhiên, phân đen cũng có thể do chảy máu từ thực quản, dạ dày hoặc ruột non, tiến sĩ Borkar nói. Có thể do vết loét dạ dày hoặc hiếm gặp là do khối u ở đường tiêu hóa trên, theo Live Strong.
Phân trở nên đen vì máu đi qua đường tiêu hóa và bị phân hủy bởi các enzym tiêu hóa.

6. Màu đất sét, nhạt hoặc trắng

Đây là dấu hiệu của sự tắc nghẽn trong gan hoặc đường mật, tuy một số loại thuốc trị tiêu chảy cũng gây ra phân trắng, tiến sĩ Borkar nói. 
Sỏi mật hoặc khối u trong tuyến tụy đều có thể chặn các ống dẫn mật. Đi khám ngay lập tức nếu phân có màu sáng bất thường, đặc biệt nếu bị đau giống như ống mật bị tắc, theo Live Strong.

Những bất thường khác

Một lần đi ngoài tối đa không nên lâu hơn 10 - 15 phút, theo Medical News Today.
Nếu mất nhiều thời gian hơn có thể bị táo bón, trĩ hoặc một bệnh khác.
Các tình huống sau có thể chỉ ra vấn đề tiêu hóa:
• Đi ngoài hơn 3 lần mỗi ngày
• Đi ngoài ít hơn 3 lần một tuần
• Phải “rặn” quá mức, đau khi đi ngoài
• Phân có màu đỏ, đen hoặc trắng, phân có dầu mỡ, theo Medical News Today.
• Thấy máu trong phân
• Tiêu chảy
• Phân rất cứng, khô và khó ra

Khi nào nên đi khám

Đi khám ngay lập tức nếu phân có màu đỏ tươi, đen hoặc trắng nhạt hoặc gặp các dấu hiệu bất thường kể trên.
Tiến sĩ Wolf khuyên nên chuẩn bị các thông tin sau để cung cấp cho bác sĩ.
• Có ăn cái gì lạ không, có ăn thức ăn gì có màu đậm không?
• Có dùng loại thuốc mới hay thực phẩm bổ sung nào không?
• Có triệu chứng nào khác không: Thay đổi lớn trong thói quen đi tiêu như táo bón hoặc tiêu chảy, giảm cân không chủ ý, đau bụng, buồn nôn, nôn và mệt mỏi... theo Live Strong.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.