Mẹo để vui sống với bệnh tiểu đường

Thiên Lan
Thiên Lan
11/02/2019 05:30 GMT+7

Theo một nghiên cứu mới, tập thể dục chỉ trong 15 phút có thể cải thiện độ nhạy insulin, cải thiện kích thước và sức mạnh cơ bắp ở nam giới thừa cân và mắc bệnh tiểu đường loại 2, theo The Health Site.

Tập thể dục có thể giúp giảm căng thẳng, tránh trầm cảm và lo lắng và các tác dụng khác.
Mới đây, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Experimental Physiology của Anh, cho thấy các bài tập cường độ cao trong thời gian ngắn, có thể làm mất sức, nhưng lại có hiệu quả trong việc đối phó với bệnh tiểu đường loại 2 giống như các bài tập thể dục trong thời gian dài.
Những bài tập này có thể đặc biệt hữu ích trong việc đẩy lùi bệnh tiểu đường loại 2 ở nam giới thừa cân. Nếu béo phì và mắc bệnh này, có thể lựa chọn các bài tập tạ tay cường độ cao.
Hãy thử những mẹo tự nhiên này để cải thiện độ nhạy insulin.

1. Giảm stress

Căng thẳng có xu hướng ảnh hưởng đến khả năng ổn định đường huyết của cơ thể.
Căng thẳng có thể kích hoạt sự giải phóng các hoóc môn như cortisol và adrenaline vào máu, từ đó làm tăng lượng đường trong máu, theo ông Ankita Ghag.- chuyên gia dinh dưỡng tại InBody Ấn Độ.
Ngoài ra, trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nội tiết của Anh, căng thẳng và trầm cảm mạn tính là yếu tố nguy cơ làm giảm độ nhạy insulin và sự phát triển của bệnh tiểu đường. Nghiên cứu cũng cho biết căng thẳng có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose, theo The Health Site.

2. Ngủ ngon

Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm y tế Cedars-Sinai (Mỹ), một đêm thiếu ngủ có thể gây ra tình trạng kháng insulin nhiều ngang với như chế độ ăn nhiều chất béo trong suốt 6 tháng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng thiếu ngủ làm giảm độ nhạy insulin xuống 33%, trong khi chế độ ăn nhiều chất béo trong suốt 6 tháng chỉ làm giảm 21%, theo The Health Site.
Do đó, nên ngủ ngon ít nhất trong 6 - 8 giờ mỗi ngày để giảm tình trạng kháng insulin.

3. Giữ cân nặng

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng và Tiểu đường (Canada) cho thấy tăng cân có liên quan đến sự suy giảm sức khỏe trao đổi chất, trong khi giảm cân có thể tăng cường độ nhạy với insulin.
Mỡ bụng quá mức có thể làm tăng độ nhạy insulin, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Tương tự, một nghiên cứu khác cho thấy kháng insulin là một trong những biến chứng phổ biến nhất dẫn đến béo phì, tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch.
Do đó, giảm cân thông qua việc hạn chế calo làm giảm và đảo ngược tình trạng kháng insulin.

4. Ăn thực phẩm làm giảm độ nhạy insulin

Các chất dinh dưỡng như magiê, canxi, chất xơ và kali trong chế độ ăn uống hằng ngày có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Có thể lựa chọn thực phẩm như đậu và ngũ cốc, bông cải xanh và ớt chuông, thực phẩm giàu protein như cá và các loại hạt, cá hồi chứa axít béo omega-3 và quả mọng có chứa chất chống ô xy hóa.
Thêm các loại thảo mộc như hạt cỏ ca ri có nhiều chất xơ hòa tan và có thể giúp tăng cường kiểm soát đường. Tỏi chứa nhiều chất chống ô xy hóa và có thể cải thiện độ nhạy insulin. Nghệ có chất curcumin, là chất chống ô xy hóa và chống viêm trong tự nhiên, có thể giúp tăng độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong máu. Giấm táo cũng có thể giúp cải thiện insulin hiệu quả.
Nên tránh đồ uống ngọt, rượu, đồ ăn nhẹ chế biến và thực phẩm đóng hộp, kem, hoặc sô cô la, bánh mì trắng, gạo, mì và bột mì là những loại thực phẩm ít chất xơ, thực phẩm chiên, bơ, có thể làm tăng lượng đường trong máu, theo The Health Site.
Ngoài ra, cần hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống phù hợp.
Tránh dùng bất kỳ loại thuốc nào mà không có ý kiến của bác sĩ. Tự dùng thuốc có thể gặp rủi ro.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.