Ngày mới với tin tức sức khỏe: Đâu là nguyên nhân số 1 gây bệnh ung thư 'chết người'?

28/06/2021 00:16 GMT+7

Nguyên nhân số 1 gây ra bệnh ung thư 'chết người', Những lời đồn về vắc xin Covid 19 bạn chớ bao giờ tin!, Thấy nước tiểu có màu này, hãy gặp bác sĩ ngay! ... là những thông tin sức khỏe bạn cần biết trong ngày mới 28.6.

Ngoài ra, trong ngày mới 28.6 còn có các tin bài về sức khỏe đáng chú ý sau: Cẩn thận khi bạn dễ bị vết bầm tím, chớ chủ quan!, 5 điều tuổi nào cũng nên tập để giảm 80% nguy cơ chết sớm, Đau kiểu này là bệnh tiểu đường đã trở nặng, Ngủ bao nhiêu tiếng một đêm là tốt nhất?, Khoa học đang làm sáng tỏ nước súc miệng diệt khuẩn có ngừa được Covid-19?... 

1. Nguyên nhân số 1 gây ra bệnh ung thư 'chết người'

Mặc dù tỷ lệ sống sót và các phác đồ điều trị đã được cải thiện đáng kể, nhưng bệnh ung thư vẫn gây ra nỗi sợ hãi trong nhiều người.
Tuy nhiên, tin tốt là bạn có thể thực hiện các bước để giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư nguy hiểm nhất, đặc biệt là tránh nguyên nhân số 1 gây ra bệnh.

Bệnh ung thư "chết người" nhất là gì?

Kurtis A. Campbell, bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật ung thư tại Trung tâm Y tế Mercy ở Baltimore (Mỹ), cho biết: “Nếu bạn đang nói về căn bệnh ác tính gây chết người nhất, thì đó là ung thư tuyến tụy”.
"Khoảng 50.000 người ở Mỹ sẽ mắc bệnh ung thư tuyến tụy trong năm nay, và gần như tất cả họ sẽ chết. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm chỉ khoảng 7%", bác sĩ Campbell nói, theo Eat This, Not That!
Đáng chú ý, Thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ Ruth Bader Ginsberg đã chết vì căn bệnh này vào năm ngoái.
Theo một số liệu khác, ung thư phổi là dạng ung thư nguy hiểm nhất - nhiều người ở Mỹ chết vì ung thư phổi hơn bất kỳ loại nào khác. Bác sĩ Campbell nói: “Có lẽ 250.000 người Mỹ sẽ mắc bệnh ung thư phổi trong năm nay”.
Các bước bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ mắc cả hai bệnh ung thư trên đều tương tự nhau.

Nguyên nhân số 1 là...

Yếu tố nguy cơ số 1 có thể phòng ngừa được đối với cả hai bệnh ung thư phổi và tuyến tụy là thuốc lá. Bạn hãy bỏ thuốc lá ngay.

Ảnh minh họa: Shutterstock

Di truyền đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của cả ung thư phổi và tuyến tụy. Bạn không thể thay đổi chúng. Nhưng yếu tố nguy cơ số 1 có thể phòng ngừa được đối với cả hai bệnh ung thư này là thuốc lá.
Mời bạn xem tiếp nội dung bài Nguyên nhân số 1 gây ra bệnh ung thư 'chết người' trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 28.6. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về ung thư như: 3 dấu hiệu chính 'tố cáo' bạn có thể mắc bệnh ung thưThấy 2 hiện tượng này trên da, mau đi khám ung thư phổi!... 

2. Những lời đồn về vắc xin Covid 19 bạn chớ bao giờ tin!

Nhiều người chưa muốn tiêm vắc xin Covid-19 vì những lầm tưởng và thông tin chưa đúng ngày càng lan rộng.
Các chuyên gia y tế cho biết cần ít nhất 70 - 85% dân số được chủng ngừa để đạt được miễn dịch cộng đồng, theo CNN.
Những người không được chủng ngừa càng lâu thì càng có nhiều nguy cơ để virus đột biến. Và đột biến có thể dẫn đến nhiều chủng nguy hiểm hơn, khiến vắc xin không còn tác dụng.
Sau đây là những lời đồn đại về tiêm vắc xin Covid-19 mà bạn không nên tin. Chống lại thông tin sai lệch để đi tiêm phòng là rất quan trọng để chấm dứt đại dịch này
Việc từ chối tiêm vắc xin thực sự ảnh hưởng đến rất nhiều người - chính bạn, những người thân yêu của bạn, thậm chí cả nước nói chung.
Những lời đồn về vắc xin Covid 19 bạn chớ bao giờ tin! - ảnh 1

Người trẻ, khỏe mạnh vẫn cần phải tiêm phòng

ẢNH: SHUTTERSTOCK

Đã từng mắc Covid-19 thì không cần tiêm chủng nữa: Không đúng

Những người đã từng bị nhiễm Covivd-19 không có cách nào để biết liệu có bị tái nhiễm virus Covid-19 hay không.
Người từng mắc Covid-19 vẫn nên tiêm phòng, vì khả năng miễn dịch bạn nhận được khi tiêm chủng sẽ lâu hơn hoặc mạnh hơn khả năng miễn dịch mà bạn có được sau khi bị nhiễm bệnh.
Khả năng miễn dịch tự nhiên của người từng mắc Covid-19 sẽ mất dần sau một thời gian. Vắc xin cung cấp một chương trình cho hệ thống miễn dịch giúp nó nhận ra virus xâm nhập vào cơ thể và giúp cơ thể chống lại virus trước khi nó lây nhiễm vào cơ thể với khả năng nhân đôi nhanh chóng, theo Timesnownews.com.
Mời bạn xem tiếp nội dung bài Những lời đồn về vắc xin Covid 19 bạn chớ bao giờ tin! trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày 28.6Bạn có thể xem thêm những bài viết về vắc xin như: Người bệnh huyết áp, đái tháo đường có tiêm vắc xin Covid-19 được không?Vì sao cần thiết tiêm vắc xin Covid-19 trong đại dịch?...

3. Thấy nước tiểu có màu này, hãy gặp bác sĩ ngay!

Màu sắc của nước tiểu có thể là một dấu chỉ về sức khỏe của bạn.
Các chuyên gia cho biết chỉ có màu vàng nhạt của nước tiểu phản ánh tình trạng sức khỏe tốt.
Bạn đã quen với màu sắc bình thường của nước tiểu, nên khi có màu khác thường, sẽ dễ dàng nhận thấy.
Nếu thấy bất cứ điều gì khác thường đều cần phải đi khám ngay.
Vậy nước tiểu có màu gì thì cần đi bác sĩ?
Nếu nước tiểu có các màu sau đây, có thể bạn đang mắc bệnh nghiêm trọng.

Màu cam

Thấy nước tiểu có màu này, hãy gặp bác sĩ ngay! - ảnh 1

Một số bệnh về gan, thận có thể khiến nước tiểu chuyển sang màu nâu sẫm

ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Bác sĩ đa khoa Chun Tang, chủ phòng khám Pall Mall Medical, tại Manchester (Anh), nói rằng nước tiểu màu cam rất có thể cho thấy tình trạng mất nước.
Tuy nhiên, ông lưu ý rằng nếu nó kết hợp với phân màu sáng, thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh gan hay ống mật, theo Best Life.
Bác sĩ John Sherwin, nhà khoa học và đồng sáng lập Hydrant (Mỹ), cho biết thêm: khi màu nước tiểu nghiêng sang màu vàng đậm hoặc màu cam, đó là lúc cần đi gặp bác sĩ.

Nước tiểu đục

Bác sĩ Tang cho biết nước tiểu đục có thể là dấu hiệu đang bị mất nước hoặc bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sỏi thận, bệnh về thận.
Vì nước tiểu đục có thể là dấu hiệu của điều gì đó nghiêm trọng, cần phải khám ngay, theo Best Life.
Uống nhiều nước và gọi cho bác sĩ nếu có các triệu chứng khó chịu như sốt hoặc ớn lạnh.
Nhưng cũng có thể cho thấy dư thừa protein trong chế độ ăn uống hoặc một vấn đề về thận. Đi khám ngay nếu tình trạng sủi bọt xảy ra liên tục.
Mời bạn xem tiếp nội dung bài Thấy nước tiểu có màu này, hãy gặp bác sĩ ngay! trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày 28.6Bạn có thể xem thêm những bài viết về nước tiểu như: Thấy nước tiểu trong chớ vội mừng, có khi là bệnh nặng!Xét nghiệm nước tiểu: Bước tiến mới trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt...
Chúc các bạn một tuần mới nhiều sức khỏe và làm việc hiệu quả.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.