Tuy nhiên, có rất nhiều điều liên quan đến hắt xì hơi không phải ai cũng biết, theo Prevention.
Vận tốc của một cái hắt xì hơi có thể làm bạn ngạc nhiên
Trong những năm 1950, nhà sinh vật học William Firth Wells của ĐH Harvard (Mỹ) ước tính một cái hắt xì hơi có vận tốc khoảng 100 m/giây. Trong khi đó, nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học tại Singapore cho thấy hắt xì hơi đi “du lịch” với tốc độ lên đến 16,9 km/giờ
Không thể hắt xì hơi khi ngủ sâu
Khi bạn nằm xuống, các màng nhầy trong mũi sưng lên làm cho bạn nhạy cảm hơn với các hạt bụi vào lỗ mũi. Nhưng ở giai đoạn REM, tức giấc ngủ sâu, tất cả các cơ bắp đều bị tê liệt. Vì vậy, hiếm khi nào có thể nhảy mũi khi đã ngủ sâu.
tin liên quan
Ngủ ‘nuy’ có lợi cho sức khỏe?Mất ngủ trở thành vấn đề phổ biến ngày nay. Có rất nhiều biện pháp giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và một trong những giải pháp tốt nhất là ngủ không mặc quần áo.
Không thể mở mắt khi hắt xì hơi
Tại sao chúng ta có xu hướng nhắm mắt khi hắt xì hơi? Theo các nhà khoa học, đây thật ra là một phản xạ. Các dây thần kinh nằm trong mũi kết nối với các dây thần kinh ở mắt, vì vậy khi hắt xì hơi, sự kích thích làm cho bạn chớp mắt.
Hắt xì hơi làm tim đập chậm lại
Khi hắt xì hơi, một luồng không khí mạnh bị tống ra bên ngoài, huyết áp tăng nhanh và nhịp tim chậm lại. Tim đập chậm đột ngột có thể khiến bạn có cảm giác như tim dừng đập một vài giây.
tin liên quan
5 điều ít biết về nhảy mũiNhảy mũi là phản xạ để đẩy chất kích thích không mong muốn như bụi, lông mèo, hoặc phấn hoa ra ngoài khi mũi hít phải, và đó là cách cơ thể ngăn những thứ này vào phổi.
Che miệng khi hắt xì hơi
Có lý do chính đáng để mọi người nên che miệng lại khi ho hoặc hắt xì hơi. Các nhà khoa học cho biết về cơ bản khi hắt xì hơi các hạt nhỏ li ti như bóng nước tuôn ra và chúng cũng mang theo nhiều vi khuẩn. Và các vi khuẩn này ở lại lơ lửng trong không khí khá lâu và theo chiều gió có thể bám vào cơ thể của người khác.
Bình luận (0)