Tết Canh Tý 2020: Được nhiều người lì xì và càng “nặng tay” thì càng vui?

Tấn Đạt
Tấn Đạt
25/01/2020 16:00 GMT+7

Ngày 25.1 (nhằm mùng 1 Tết Canh Tý 2020) nhiều bạn trẻ đã “khoe” lộc đầu năm của mình và họ cho rằng tiền lì xì càng “nặng tay” thì càng vui kèm theo đó là những câu chuyện lì xì đầu năm.

Lì xì mừng tuổi đầu năm là một nét văn hóa không thể thiếu của người Việt, lì xì thể hiện may mắn, bình an và hạnh phúc đầu năm mới.

Lì xì từ 500.000 đồng đến 5 triệu đồng

Võ Phi Thành Đạt, 20 tuổi, sinh viên (SV) Học viện cán bộ TP.HCM, cho biết nhà mình có ba thế hệ nên rất có quy tắt lễ nghĩa vì vậy phải theo tuần tự chúc tết ông bà xong mới đến ba mẹ (từ bác hai đến út luôn) xong đến các anh chị đã đi làm, có thu nhập cũng được mừng tuổi. Mấy năm gần đây tùy nào khả năng của từng cô chú đa số là từ 500.000 đồng đến 5 triệu đồng, có trò nữa là bốc thăm theo mệnh giá vui hết sức vui. Còn ông bà thì chỉ 100.000 đồng đến 200.000 đồng thôi nhưng đó là cái lộc may mắn đầu năm nên ai cũng rộn tiếng cười rồi các cô chú, bác cũng mừng tuổi ông bà.
“Bản thân mình nói không quan trọng thì cũng không phải. Dẫu rằng biết ý nghĩa tiền lì xì là lộc đầu năm may mắn là vui rồi nhưng “nặng tay” vẫn sung sướng hơn. Nói thật lòng, cảm xúc này hoàn toàn là tự nhiên và nó không phải là gì quá to tát, tóm lại nói giới trẻ có quan trọng chuyện xì lì hay không thì bản thân mình nghĩ chủ quan rằng có càng nhiều người lì xì và càng “nặng tay” thì càng vui.
Giống như Thành Đạt, Đỗ Quốc Duy, 19 tuổi, SV Trường CĐ Cao Thắng TP.HCM, cho biết mỗi đợt tết mình thu về khoản 2 triệu đồng số tiền đó sẽ chuyển vào tài khoản ATM để lo cho bản thân và việc học.
“Thật ra mình đã được cô chú lì xì từ 29, 30 tết rồi. Càng lì xì nhiều mình càng vui, sau đợt tết mình điếm tiền lì xì mà ít thì cũng thấy buồn”, Duy cho biết.
Trong khi đó, Nguyễn Nhật Quang, 24 tuổi SV Trường ĐH Y Dược Cần Thơ tâm sự, mùng 1 tết ba mẹ mình vẫn đi làm nên thường lì xì sáng sớm, mặc dù lớn rồi nhưng mình vẫn không ngại nhận tiền lì xì cũng không quan trọng là bao nhiêu, mình chỉ nghĩ đó là lộc may mắn đầu năm và cách người lớn thể hiện tấm lòng.

Hành động cho văn hoá và lịch sự

Võ Hoài Lâm, 19 tuổi, SV Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức TP.HCM, cho biết cứ mỗi lần xuân đến thì ai cũng nôn nao, háo hức chờ đợi. Mình cũng thế, luôn mong chờ những giây phút được bên ông bà cha mẹ. Thích nhất là cảm giác được cầm bao lì xì trên tay do mọi người trao tặng. Nói những câu chúc mừng năm mới, những câu mừng tuổi.Lúc đó mình cảm thấy ấm áp vô cùng, cái cảm giác mà gia đình cùng sum vầy với nhau, nó thật hạnh phúc.
“Năm nào cũng vậy, sáng mùng 1 tết vô nhà ngoại chúc tết sớm là được lì xì nhiều. Sau khi cảm ơn, mình chỉ chúc ông bà ngoại đơn giản thôi như: Con chúc ông bà ngoại mạnh khỏe, sống lâu trăm tuổi. Tiền bạc trong bao lì xì dù ít hay nhiều không quan trọng, nó cũng là cái lộc đầu năm của người khác cho mình. Thay vì chê bai xem trong đó có bao nhiêu mà hãy trân trọng nó, hành động cho văn hoá và lịch sự như: Khi được nhận tiền lì xì thì cất vào túi không nên mở tại chỗ ngay trước mặt người cho mình”, Lâm chia sẻ.
Còn Võ Phi Thành Đạt tâm sự: “Theo mình nghĩ nếu là người khó tánh thì người ta sẽ lên lại “cái bài” ý nghĩa của lì xì, tuy nhiên người Sài Gòn người ta không coi nặng quá mấy vấn đề đó mà người ta ưa cái cảm xúc thật và nụ cười rồi phản ứng khi “móc ruột” bao lì xì, mừng rỡ tạo không khí vui vẻ trong gia đình mình nghĩ chính cái vui vẻ đó ý nghĩa của ngày tết mới được đẩy cao hơn đó là cảm giác quay quần về nhà đoàn tụ không cần phải khép nép và e dè vấn đề mở tiền lì xì. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.