Bắc Kinh cho rằng chiến lược Indo - Pacific không hề mang tính xây dựng. Tuy nhiên, cần nhìn rõ Indo - Pacific bao hàm 2 khía cạnh.
Thứ nhất, do muốn mở rộng ảnh hưởng và khai thác tài nguyên, tiềm năng từ nhiều nơi nhưng không lệ thuộc khu vực eo biển Malacca vốn có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Mỹ, Trung Quốc muốn mở rộng nhiều vị trí khác để kết nối giữa Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Qua đó, Bắc Kinh không chỉ chi tiền làm hạ tầng mà còn tăng cường hiện diện quân sự khiến cho tình hình trở nên căng thẳng hơn. Kèm theo đó, Bắc Kinh còn có những hành vi đáng quan ngại cho an ninh ở Thái Bình Dương lẫn Ấn Độ Dương. Vì thế, vấn đề an ninh giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương trở nên tích hợp sâu sắc hơn. Và để đối phó với các hoạt động quân sự của Trung Quốc, nhiều nước phải chia sẻ chiến lược Indo - Pacific.
Thứ hai, chiến lược Indo - Pacific cũng bao hàm vấn đề kinh tế mà trong đó Đông Nam Á đóng vai trò trung tâm. Sự gia tăng thương mại giữa nhiều bên như Mỹ, các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Nhật Bản... cũng là nền tảng cho sự phát triển kinh tế của liên đại dương Indo - Pacific.
Từ hai khía cạnh trên, chiến lược Indo - Pacific đặt trọng tâm là an ninh hay phát triển kinh tế thì tùy thuộc vào thái độ của Bắc Kinh, chứ không phải các nước có chủ ý đối đầu với Trung Quốc.
Bình luận (0)