Thế giới đang quay lưng lại với toàn cầu hóa?

28/04/2016 10:28 GMT+7

Các nước liên kết với nhau chặt chẽ hơn nhờ thương mại và sản xuất trong thời gian qua. Toàn cầu hóa đã là chuyện không thể tránh khỏi. Song giờ đây các quốc gia đang đi ngược lại xu hướng đó.

Theo trang Business Insider, khi việc di chuyển giữa các khu vực lớn trên thế giới trở nên nhanh hơn và hiệu quả chi phí cao hơn trong những thế kỷ qua, các nước đã liên kết với nhau nhiều hơn thông qua thương mại và sản xuất. Tuy nhiên xu hướng này, một trong những lực lượng kinh tế lớn nhất mọi thời đại, có thể đang trong nguy cơ bị quay lưng, giám đốc chiến lược thị trường Joe Quinlan thuộc ngân hàng Merrill Lynch của Bank of America cho biết.

“Thế giới đang quay lưng lại với toàn cầu hóa. Đó là một xu hướng dài hạn thực sự khiến tôi quan tâm”, Quinlan nói. Dấu hiệu của điều này đến từ cả người dân và giới chính trị Mỹ.

“Có suy nghĩ chống lại toàn cầu hóa ở ngoài kia. Nhiều người đang đổ lỗi cho toàn cầu hóa vì chuyện tăng trưởng kinh tế và tiền lương ì ạch. Việc làm và tự động hóa đang di chuyển sang Trung Quốc, Mexico”, Quinlan nói thêm. Giới doanh nghiệp Mỹ đã và đang đầu tư thêm vốn trong vài chu kỳ kinh tế cuối cùng nhưng không đầu tư nhiều vào lao động.

Xét khía cạnh khác, thương mại giữa các nước đã giảm trong năm 2014 so với năm 2013, sau khi dường như không đổi trong giai đoạn 2011 - 2013, theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Thế giới (WB). Những người như giám đốc điều hành Nils Andersen của công ty vận tải biển lớn nhất thế giới Maersk thì cho biết thương mại toàn cầu đang trong tình trạng khủng khiếp.

“Nó còn tệ hơn năm 2008. Giá dầu đang ở khoản thấp nhất kể từ năm 2008, 2009 và đã dao động quanh đó trong một thời gian dài, ít có khả năng phục hồi ngay. Giá cước vận tải thấp hơn. Các điều kiện bên ngoài tệ hơn nhiều”, ông Andersen nói.

Dù vậy, xu hướng quay lưng với thương mại gần đây theo chuyên gia Quinlan dường như là một cách hùng biện chính trị. “Chúng ta phải để những người làm các công việc sản xuất hoặc công việc tương tự như thế cảm thấy có liên quan. Họ nghe thấy và cảm thấy rằng những lực lượng bên ngoài đang lấy đi từ Mỹ, thay vì đem lại bất cứ thứ gì”, ông nói.

Một số người cho rằng kết thúc giao dịch thương mại, tăng thuế và di chuyển sản xuất về lại Mỹ sẽ là các giải pháp tốt nhất cho nền kinh tế số một thế giới. Điều này cũng hiện diện trong nhiều cuộc tranh luận về chuyện nước Anh đi hay ở lại Liên minh châu Âu (EU), việc đóng cửa biên giới và dựng các hàng rào thương mại. 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.