Các thầy cô có vai trò quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn cầu của UNESCO - Ảnh: Shutterstock |
Khu vực thiếu giáo viên nhiều nhất thế giới chính là tiểu vùng Sahara ở châu Phi và Nam Á. Báo cáo của UNESCO xuất bản vào ngày 5.10, đúng vào Ngày Nhà giáo thế giới, theo Business Insider.
Theo báo cáo, cộng đồng thế giới cần thêm 24,4 triệu giáo viên tiểu học và 44,4 triệu giáo viên trung học mới đạt được mục tiêu giáo dục phổ cập mà UNESCO đã đặt ra.
Đây được xem là một mục tiêu đầy tham vọng vì 263 triệu trẻ em trên khắp thế giới không được đến trường. Trong đó, 25 triệu trẻ chưa bao giờ được bước chân vào trường học.
tin liên quan
Nam sinh lớp 7 viết đơn xin thôi học vì nhà hết gạo'Em không muốn bỏ học nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, bố em bị phổi, mẹ lại bị bệnh tụt huyết áp, nên em phải bỏ học để nuôi bố mẹ', đó là lý do mà Quách Văn Trúc viết trong đơn xin thôi học.
Tại các nước nghèo, chỉ 14% trẻ hoàn thành bậc trung học. Hơn 70% các quốc gia ở tiểu vùng Sahara, nơi có số lượng trẻ ở tuổi đến trường tăng nhanh nhất, bị thiếu giáo viên tiểu học. 90% các nước tại đây thiếu giáo viên trung học. Do đó, khu vực này phải cần thêm 17 triệu giáo viên trong 14 năm tới.
Khu vục Nam Á là nơi thiếu giáo viên thứ hai thế giới. Tính đến năm 2030, các nước Nam Á phải cần thêm 15 triệu giáo viên, trong đó hết 11 triệu là ở bậc trung học.
“Sự tiến bộ toàn cầu phụ thuộc rất nhiều vào thầy cô và các lớp học. Một lớp lý tưởng nên có một số lượng thích hợp học sinh thay vì quá đông đến 60, 70 học sinh hay thậm chí là nhiều hơn”, Silvia Montoya, giám đốc cơ quan thống kê của UNESCO, cho hay.
tin liên quan
TP.HCM sắp ban hành quy định mới về dạy thêm, học thêmNgày 6.10, Sở GD-ĐT TP.HCM đã tổ chức Hội nghị công tác giáo dục chính trị tư tưởng năm học 2016-2017.
Bình luận (0)