Mỹ tìm cách gia tăng sản xuất đất hiếm để giảm phụ thuộc Trung Quốc

Văn Khoa
Văn Khoa
30/05/2019 15:01 GMT+7

Bộ Quốc phòng Mỹ đang tìm kiếm nguồn ngân sách liên bang mới để thúc đẩy việc sản xuất đất hiếm trong nước nhằm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc sau khi có tin Bắc Kinh xem xét cắt giảm xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ.

Đề nghị của Lầu Năm Góc được đưa ra trong một báo cáo gửi cho Nhà Trắng và được báo cho quốc hội hôm 29.5, theo Reuters dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Mike Andrews.
Các kim loại đất hiếm là một nhóm 17 nguyên tố được tìm thấy trong vỏ Trái đất và là nguyên liệu thiết yếu trong chế tạo sản phẩm công nghệ cao. Các công ty quốc phòng Mỹ Raytheon và Lockheed Martin dùng đất hiếm trong hệ thống hướng dẫn và bộ cảm biến cho tên lửa. Đất hiếm cũng rất cần thiết cho những thiết bị quân sự quan trọng khác như động cơ máy bay, laser, và thiết bị nhìn xuyên đêm.
[VIDEO] Chiến tranh thương mại căng thẳng, Mỹ lo ngại Trung Quốc ngừng cung cấp đất hiếm
Kim loại đất hiếm đang ngày càng trở nên đắt đỏ vì Trung Quốc, nước cung cấp đất hiếm lớn nhất thế giới, áp đặt những hạn chế về sản lượng và xuất khẩu.
Ngoài ra, cuộc xung đột thương mại Mỹ-Trung đang leo thang gây ra quan ngại rằng Bắc Kinh có thể dùng đất hiếm làm “vũ khí” trả đũa. Tờ Hoàn Cầu thời báo ngày 29.5 đưa tin Trung Quốc đang “nghiêm túc cân nhắc” cắt giảm xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ .
Các thợ mỏ làm việc tại một mỏ đất hiếm ở Trung Quốc Reuters
Theo Reuters, 80% lượng đất hiếm nhập vào Mỹ trong giai đoạn 2014-2017 là từ Trung Quốc trong khi hiện nay không có nhiều bên cung cấp khác có thể cạnh tranh với Trung Quốc.
Phát ngôn viên Andrews cho Reuters hay Lầu Năm Góc “tiếp tục làm việc với tổng thống, quốc hội và ngành công nghiệp Mỹ để cải khả năng cạnh tranh của Mỹ trong thị trường khoáng sản này”, nhưng không cung cấp chi tiết.
[VIDEO] Mỹ cấm Huawei sẽ giúp Trung Quốc thúc đẩy phát triển công nghệ
Mỏ Mountain Pass ở bang California hiện là cơ cở đất hiếm hoạt động duy nhất tại Mỹ. Nhưng công ty MP Materials, chủ Mountain Pass, mỗi năm chuyển khoảng 50.000 tấn đất hiếm cô đặc từ California đến Trung Quốc chế biến, theo Reuters.
Hiện có ít nhất 3 công ty ở Mỹ đang xây dựng nhà máy chế biến đất hiếm, trong đó có một nhà máy dự kiến đi vào hoạt động vào năm tới. Hai nhà máy còn lại không thể đi vào hoạt động cho đến năm 2022.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.