Ngăn chặn Trung Quốc phiêu lưu quân sự trên Biển Đông

16/07/2020 06:55 GMT+7

Đó là một trong các nhận định của giới chuyên gia quốc tế khi trả lời Thanh Niên về tuyên bố “Lập trường của Mỹ về các yêu sách biển tại Biển Đông” vừa được công bố bởi bộ ngoại giao nước này.

Xây dựng khuôn khổ dựa trên pháp lý

Tàu chiến Mỹ thách thức Trung Quốc tại Trường Sa

Ngăn chặn Trung Quốc phiêu lưu quân sự trên Biển Đông

Ảnh: DVIDS

Trong vòng 24 giờ kể từ khi Bộ Ngoại giao Mỹ bác bỏ “đường chín đoạn” của Trung Quốc tại Biển Đông, hải quân Mỹ thông báo tàu khu trục USS Ralph Johnson của lực lượng này đã thách thức tuyên bố chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trang thông tin hình ảnh DVIDS của Bộ Quốc phòng Mỹ đăng tải một số hình ảnh với thông tin chiến hạm trên ngày 14.7 đã hoạt động gần Trường Sa (ảnh), nhưng không thông tin tàu này xuất hiện gần thực thể nào. Qua đó, hải quân Mỹ nhấn mạnh chiến dịch đã được triển khai nhằm duy trì hoạt động tự do hàng hải (FONOP) đang được Mỹ theo đuổi, vì một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.     
H.G

Trả lời Thanh Niên, GS Yoichiro Sato (chuyên về quan hệ quốc tế, Đại học Ritsumeikan Asia Pacific, Nhật Bản) cho rằng: “Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ tái khẳng định lập trường của nước này đối với vấn đề Biển Đông. Qua đó, Washington cũng thể hiện quan điểm rõ ràng hơn về tranh chấp tại vùng biển này, đồng thời thể hiện sự ủng hộ dành cho các nước Đông Nam Á trước Trung Quốc”.
Ông Carl O.Schuster (cựu Giám đốc bộ phận điều hành của Trung tâm tình báo hỗn hợp - Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của hải quân Mỹ và nay đang giảng dạy ở Đại học Hawaii về quan hệ quốc tế, lịch sử) nhận định tuyên bố trên thể hiện cam kết lâu dài của Washington đối với luật pháp quốc tế và tự do hàng hải.
“Theo đó, sự ổn định của khu vực cũng như thế giới phụ thuộc vào sự tuân thủ luật pháp quốc tế. Mỹ đang xây dựng một khuôn khổ dựa trên luật pháp quốc tế nhằm thống nhất các quốc gia trong khu vực về một định hướng ngăn chặn chủ nghĩa phiêu lưu quân sự của Trung Quốc”, cựu đại tá Schuster trả lời Thanh Niên.

Mỹ có thể viện dẫn hiệp ước quân sự

Tương tự, PGS-TS Richard Heydarian (chuyên gia phân tích quan hệ quốc tế tại Philippines) phân tích: Tuyên bố trên là một bước để dần dần nhấn mạnh cam kết với đồng minh và đối tác trong khu vực. Sau vụ việc tàu cá Philippines bị tông chìm bởi tàu Trung Quốc hồi năm ngoái, Đại sứ Mỹ tại Philippines là ông Sung Kim từng tuyên bố Hiệp ước phòng thủ chung giữa Mỹ với Philippines có thể được áp dụng cho cả những vụ tấn công xảy ra ở vùng xám trên Biển Đông.

UNCLOS 1982 là khuôn khổ pháp lý

Chiều 15.7, Bộ Ngoại giao đã phát đi tuyên bố của Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng liên quan đến tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về lập trường của Mỹ đối với các yêu sách biển ở Biển Đông.
Theo đó, bà Hằng nhấn mạnh: Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại Biển Đông là nguyện vọng và mục tiêu chung của các nước ở Biển Đông, khu vực và cộng đồng quốc tế. Việc tôn trọng trật tự pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ, thiện chí, trách nhiệm Công ước của LHQ về luật Biển (UNCLOS) 1982 có ý nghĩa quan trọng để thực hiện các mục tiêu đó.
Bà Hằng cũng nói thêm: “Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và chia sẻ quan điểm, như đã nêu trong tuyên bố dịp Hội nghị cấp cao ASEAN 36, rằng UNCLOS 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương”.
“Việt Nam mong rằng các nước sẽ nỗ lực đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác tại Biển Đông và giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại cùng các biện pháp hòa bình khác theo luật pháp quốc tế vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Việt Nam luôn đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào quá trình này”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao phát biểu.
Vũ Hân
Qua đó, PGS-TS Heydarian cho rằng nếu Bắc Kinh tiếp tục các hành vi cưỡng ép quân sự hay gây hấn với Manila thì Washington có thể viện dẫn Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ - Philippines để đáp trả quân sự nhằm vào Trung Quốc.
“Tôi nghĩ rằng, đây là thời điểm để Mỹ có thể tận dụng nhằm giải quyết vấn đề ở khu vực này, vốn đã bị chính quyền tiền nhiệm lãng phí thời gian khi xử lý không hiệu quả. Thêm vào đó, với sự thống nhất ở hai đảng Cộng hòa và Dân chủ trong chính sách đối với Trung Quốc, dù ai chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới, các bước tiến gần đây chỉ ra rằng Washington sẽ còn tiếp tục can dự để ngăn cản hành vi của Trung Quốc ở khu vực”, PGS-TS Heydarian nhận xét.
Cũng trả lời Thanh Niên, PGS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế - Nhật Bản, học giả tại Quỹ châu Á - Thái Bình Dương ở Canada) cho rằng thông báo trên của Bộ Ngoại giao Mỹ có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy lùi các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.
Nhưng ông cũng đặt ra vấn đề: “Để tuyên bố thực sự có ý nghĩa, Mỹ cần phải có được sự ủng hộ bằng hành động cụ thể từ các đồng minh và đối tác trong khu vực như Nhật Bản, Úc và Ấn Độ”.
“Không những vậy, bên cạnh tuyên bố thì Washington cũng cần tiến hành các áp lực ngoại giao, kinh tế và quân sự nhằm hỗ trợ cho các đối tác, đồng minh có thể bị Bắc Kinh cưỡng ép. Bởi Trung Quốc có thể thực hiện hành vi cưỡng ép nhằm vào các nước khác để các nước này hạn chế hỗ trợ chiến lược của Mỹ”, PGS Nagy nhận định và dự báo: “Trong các biện pháp đáp trả, ngoài việc chỉ trích tuyên bố của Mỹ và cưỡng ép các nước khác, Trung Quốc có thể sẽ còn gây áp lực để ASEAN tiến hành đàm phán và hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Qua đó, Bắc Kinh sẽ còn tự vẽ nên hình ảnh “cường quốc xây dựng nên ổn định trong khu vực”.
 
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.