Như Thanh Niên đã đưa tin, 3 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã chi 74,8 triệu USD để mua gạo của Ấn Độ, tăng hơn 554 lần về trị giá so cùng kỳ năm ngoái (135.000 USD). Từ năm 2019 trở về trước, trung bình mỗi năm gạo Ấn Độ sang Việt Nam tầm 500 đến vài nghìn tấn. Tuy nhiên, trong năm đầu tiên đại dịch Covid-19 bùng phát, Việt Nam bất ngờ nhập khẩu 46.700 tấn gạo từ thị trường Ấn Độ, tăng hơn 9,5 lần so với năm 2019 và xu hướng tăng này đang tiếp diễn từ đầu năm đến nay.
Vụ làm ăn gian dối này không chỉ làm hại gạo Việt thôi mà sẽ còn gây khó cho rất nhiều nông sản khác của Việt Nam trên đường đến với thế giới. Cần phải trị dứt điểm ngay để bảo vệ nông sản Việt Nam, nông dân Việt Nam.
Thục ĐàoNếu không xử lý đến nơi đến chốn các “ông kẹ” làm ăn gian dối thì các nhà xuất khẩu gạo chân chính sẽ gặp khó với khách hàng, uy tín và nông sản Việt sẽ thiệt hại nặng nề.
ca***@yahoo.com15:46 26/06 |
Dù nhập hàng chục ngàn tấn, nhưng lạ là tìm đỏ mắt trên thị trường vẫn rất khó thấy gạo xuất xứ Ấn Độ. Trong khi đó, một doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho biết đối tác ở Trung Đông phản ảnh họ nhập gạo từ Việt Nam nhưng chất lượng giống gạo Ấn Độ mà họ mua trước đó. Bộ Công thương ngay lập tức đã vào cuộc thanh, kiểm tra các doanh nghiệp nhập khẩu gạo Ấn Độ.
Còn Cục Hải quan TP.HCM cho biết trong tháng 3 Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 đã kiểm tra, phát hiện dấu hiệu gian lận xuất xứ của Công ty CP T.L với một lô hàng gạo xuất khẩu, khai báo xuất xứ Việt Nam (ngày 4.3.2021) và một lô khai báo xuất xứ Ấn Độ (ngày 24.3.2021) nhưng trên bao bì nhãn mác thể hiện xuất xứ Việt Nam. Hiện Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 đang điều tra, xác minh, xử lý vụ việc nói trên.
“Không thể chấp nhận được”
“Đọc bài báo mà bức xúc không chịu được. Ai đời lại nhập khẩu gạo thấp cấp rồi gắn nhãn mác Việt Nam vào để xuất khẩu, bán cho người tiêu dùng trong nước. Như vậy là làm hại gạo Việt Nam, hại người nông dân Việt Nam, hại cả nền kinh tế của đất nước”, bạn đọc (BĐ) Phạm Khánh bức xúc viết.
Nhiều BĐ khác cũng cùng quan điểm “không thể chấp nhận được” hành vi gian dối như trên. “Trong khi giá thu mua lúa gạo của nông dân Việt Nam thì rất thấp, lúa gạo Việt Nam bao la thì ngược lại đi nhập khẩu từ Ấn Độ. Người nông dân họ đã quá khổ rồi, đừng làm họ thêm vất vả nữa”, BĐ Hoàng Minh Sơn viết. Trong khi đó, BĐ Văn Nghiêm ý kiến: “Doanh nghiệp nào lại chơi trò gian dối, gắn nhãn mác Việt Nam cho loại gạo thấp cấp để bán kiếm lời, đúng là “ta làm hại mình”, quá đau lòng. Đề nghị phải xử lý hình sự vụ này, phải rút giấy phép vĩnh viễn doanh nghiệp gian dối này”.
Phải xử lý nghiêm minh
Nhiều BĐ đề nghị các cơ quan chức năng nhanh chóng làm rõ vụ việc và xử phạt thật nặng hành vi gian dối trên. BĐ Dương Văn Tuấn cho biết: “Buôn phải có lãi, nhưng gian lận để có lãi là gian thương. Tệ hại nhất là vì lãi mà giết chết thương hiệu gạo quốc gia và nguồn sản xuất trong nước. Nhà nước cần xử thật nặng hành vi gian lận này”. BĐ Hoangkt đề nghị: “Phải xử lý hình sự để răn đe những doanh nghiệp trục lợi, gây hại cho thương hiệu gạo Việt Nam. Pháp luật không nghiêm minh thì còn gây tổn hại lâu dài cho những doanh nghiệp chân chính”.
“Vì hám lợi mà doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến hàng triệu nông dân trồng lúa, đề nghị nhà nước cần mạnh tay với những doanh nghiệp này”, BĐ Hùng Trần Quốc viết. BĐ Chiên Nguyên cũng đề nghị: “Phải xử lý nghiêm để bảo vệ người sản xuất, người tiêu dùng và uy tín quốc gia”. Còn BĐ Hau Pham Thanh ý kiến: “Làm ăn dối trá, ảnh hưởng uy tín đất nước. Phải xử thật nặng và không cho kinh doanh nữa!”.
Bình luận (0)