Sạt lở ở Quảng Nam: An ninh thắt chặt tại Trà Leng

31/10/2020 09:30 GMT+7

An ninh tại hiện trường tìm kiếm, cứu hộ vụ sạt lở Trà Leng đang được siết chặt, chỉ lực lượng tìm kiếm mới được tiếp cận hiện trường.

13 giờ ngày 31.10, lực lượng chức năng đang tăng cường dây dẫn nước vào hiện trường để dùng thủy lực đẩy lượng bùn non đè lấp hiện trường sạt lở ở Trà Leng (Nam Trà My, Quảng Nam).

Những nước mắt tuyệt vọng đầy ám ảnh trong thảm nạn sạt lở ở Trà Leng

Dùng thủy lực đẩy lượng bùn non đè lấp hiện trường sạt lở ở Trà Leng

Ảnh: Độc Lập

An ninh thắt chặt tại Trà Leng

Do thời tiết không thuận lợi, mưa lớn suốt đêm. Sáng nay 31.10,  lực lượng tìm kiếm tăng cường sử dụng máy xúc, máy ủi để đẩy lớp bùn dày, tìm kiếm nạn nhân còn mất tích tại hiện trường vụ sạt lở Trà Leng.

Người dân Trà Leng theo dõi tìm kiếm từ ngọn đồi phía đối diện

Ảnh: Độc Lập

An ninh tại hiện trường tìm kiếm, cứu hộ tại Trà Leng đang được siết chặt, chỉ lực lượng tìm kiếm mới được tiếp cận hiện trường.

Hiện trường tìm kiếm nạn nhân mất tích ở Trà Leng

Ảnh: Độc Lập

Mưa lớn làm cho việc tìm kiếm trở nên khó khăn hơn, lớp bùn nhão đang được lực lượng tìm kiếm dùng xe múc, xe ủi đưa xuống vực cạnh hiện trường.

Sáng 31.10, nỗ lực tìm kiếm những người mất tích vì sạt lở ở Trà Leng

Lực lượng tìm kiếm tăng cường sử dụng máy xúc, máy ủi để đẩy lớp bùn dày, tìm kiếm nạn nhân còn mất tích tại Trà Leng

Ảnh: Độc Lập

Trung tướng Thái Đại Ngọc, Tư lệnh Quân khu 5, trực tiếp có mặt tại hiện trường, chỉ đạo tìm kiếm các nạn nhân còn mất tích tại Trà Leng.

Tư lệnh Quân khu 5 tại hiện trường cứu hộ, cứu nạn Trà Leng

Ảnh: Độc Lập

Chuyên gia địa chất hỗ trợ tìm kiếm nạn nhân mất tích ở Trà Leng

Chiều 13.10, ông Hồ Quang Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, trong sáng nay (31.10), đoàn chuyên gia địa chất của Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung - Tây Nguyên đã có mặt tại thôn 1, xã Trà Leng, để phục vụ cho công tác tìm kiếm các nạn nhân còn mất tích.

Hiện trường tìm kiếm nạn nhân mất tích ở Trà Leng

Ảnh: Độc Lập

Theo ông Bửu, từ chiều qua đến nay, trên địa bàn H.Nam Trà My có mưa nên công tác cứu hộ cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn. Hiện, Quốc lộ 40B nối từ Bắc Trà My lên Nam Trà My đang bị chia cắt do sạt lở. Chính quyền địa phương đã giăng dây, thông báo không cho các phương tiện qua lại.
Cũng theo ông Bửu, ngoài mở rộng tuyến đường dẫn xuống hiện trường để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tìm kiếm, cơ quan chức năng còn tổ chức lực lượng tìm kiếm trên sông Leng và sông Tranh vì rất có thể các nạn nhân bị cuốn xuống 2 sông này.

Hồ Văn Trung thắp nhang cho cha mẹ. Cha mẹ của Trung đều thiệt mạng trong vụ sạt lở ở Trà Leng

Ảnh: Độc Lập

Giải cứu 3.000 hộ dân bị cô lập ở Phước Sơn

Trao đổi với PV Thanh Niên sáng 31.10, ông Nguyễn Quảng, Phó chủ tịch UBND H.Phước Sơn (Quảng Nam), cho biết hôm nay đơn vị sẽ lên kế hoạch tiếp tế cho 2 xã bị cô lập do sạt lở, bão lũ chia cắt (xã Phước Lộc và xã Phước Thành). Dự kiến, lương thực sẽ được tập kết ở xã Phước Kim, sau đó tìm phương án đưa vào các xã bị cô lập.

Kinh hoàng cảnh lũ quét cuốn trôi hàng chục nhà dân ở Quảng Nam

12 giờ 30 ngày 31.10, PV Thanh Niên đến khu vực UBND xã Phước Kim, lúc này một tổ công tác của tỉnh Quảng Nam đã có mặt tại UBND xã. Tuy nhiên, đường sá hư hỏng, bùn đất tràn lấp khiến việc di chuyển rất khó khăn. Hiện xe tải chở lương thực chưa vào tới trụ sở UBND xã Phước Kim (Phước Sơn, Quảng Nam)

Ảnh: Trác Rin

Ông Nguyễn Quảng, Phó chủ tịch UBND H.Phước Sơn (Quảng Nam), cho biết hôm nay (31.10) đơn vị sẽ lên kế hoạch tiếp tế cho 2 xã bị cô lập do sạt lở, bão lũ chia cắt là Phước Lộc và Phước Thành.
Chính quyền Quảng Nam xác định việc cứu hộ sẽ rất thận trọng để đảm bảo an toàn. Trong hôm nay 31.10, hơn 100 công nhân kẹt trong thủy điện Đak Mi 2 sẽ được giải cứu hết.
Còn tại H.Phước Sơn (Quảng Nam), sáng 31.10 trời đổ mưa khá lớn. Trong khi đó, gạo vẫn đang được đội bốc xếp cấp tập chất lên xe tải.

Gạo đang được đội bốc xếp cấp tập chất lên xe tải, sau đó tìm phương án đưa vào các xã bị cô lập

Ảnh: Trác Rin

Tại Ban chỉ huy Quân sự H.Phước Sơn, tổ công tác do ông Nguyễn Mạnh Hà, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Nam, chủ trì đang họp đánh giá, tìm phương án tiếp tế.

Xé rừng băng suối, cõng thực phẩm cho 3.000 người đang kêu cứu vì sạt lở

Theo thông tin từ một cán bộ H.Phước Sơn, hiện phương án khả thi nhất là tập kết lương thực ở xã Phước Kim. Sau đó, sẽ huy động người dân dùng gùi để mang lương thực (gạo, mì tôm) vào các khu vực bị chia cắt, cô lập. 
“Từ xã Phước Kim đến xã Phước Thành có khoảng 41 điểm sạt lở. Ở nhiều điểm, để di chuyển phải bám vào vách núi. Trong quá trình trinh sát, chúng tôi nhận định có một đường tắt có thể di chuyển và mang theo 20 - 30 kg, mất khoảng 4 - 5 tiếng đồng hồ di chuyển. Thời tiết hiện không thuận lợi để chờ lực lượng không quân dùng trực thăng tiếp tế lương thực nên phải sử dụng lực lượng tại chỗ", trung tá Nguyễn Trung Kiên, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự H.Phước Sơn nói.

Tại Ban chỉ huy Quân sự H.Phước Sơn, tổ công tác do ông Nguyễn Mạnh Hà, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Nam, chủ trì đang họp đánh giá, tìm phương án tiếp tế

Ảnh: Trác Rin

Còn tại xã Phước Lộc, lương thực sẽ được chuyển tiếp từ xã Phước Thành lên. Trung tá Kiên đặt mục tiêu ngay trong chiều nay, phải mang một số nhu yếu phẩm cho người dân. Sáng ngày mai sẽ tiếp tục. 
Đại diện lực lượng không quân cũng cho biết hiện máy bay đang ở sân bay Đà Nẵng, khi thời tiết thuận lợi sẽ điều vào Phước Lộc, Phước Thành thực hiện công tác tiếp tế cho người dân. 

Trung tá Nguyễn Trung Kiên, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự H.Phước Sơn, trình bày tại buổi họp đánh giá, tìm phương án tiếp tế cho người dân bị cô lập do sạt lở

Ảnh: Trác Rin

3.000 hộ dân ở H.Phước Sơn bị cô lập từ ngày 28.10

Trong chiều 30.10, UBND tỉnh Quảng Nam đã có văn bản Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Sư đoàn phòng không 372, về việc hỗ trợ tiếp tế lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm cho các hộ dân tại 2 xã Phước Lộc, Phước Thành.
Văn bản do ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ký nêu rõ bảo số 9 (bão Molave), đã gây thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước, tính mạng, tài sản của người dân trên địa bàn tỉnh, nhất là các huyện miền núi. Trong đó, do bị sạt lở núi trên địa bàn H.Phước Sơn nên đã chia cắt giao thông, gây cô lập khoảng 3.000 hộ dân tại 2 xã Phước Lộc, Phước Thành từ ngày 28.10 đến nay. Do bão, lũ quá lớn nên nhiều nhà dân tại 2 xã này bị hư hại toàn phần, lương thực, gia súc, nhu yếu phẩm bị cuốn trôi.

Nghẹt thở đưa công nhân thủy điện Đăk Mi 2 vượt sông giữa dòng nước cuồn cuộn chảy

Theo ông Thanh, khả năng lực lượng tại chỗ của tỉnh khó tiếp cận được nếu không có sự hỗ trợ chi viện của các lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng và Quân khu 5. Trước tình hình cấp bách nêu trên, UBND tỉnh kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm, chỉ đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Sư đoàn phòng không 372, lực lượng vũ trang và chính quyền địa phương khảo sát, xây dựng phương án tiếp tế ngay lương thực, nước uống, y tế, nhu yếu phẩm thiết yếu khác đảm bảo trong thời gian 30 ngày cho số lượng người tại 2 xã Phước Lộc, Phước Thành đang bị cô lập bằng đường không đảm bảo kịp thời và an toàn nhất. 

Mưa lớn kéo dài, nỗ lực tìm kiếm tại Trà Leng

Hiện trường vụ sạt lở ở thôn 1, xã Trà Leng, H.Nam Trà My

Ảnh: Độc Lập

Bất chấp mưa lớn, tiếp tục tìm kiếm người mất tích tại Trà Leng

Sáng 31.10, ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết trong sáng nay, lực lượng cứu hộ vẫn tổ chức tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở tại xã Trà Leng (H.Nam Trà My) mặc dù thời tiết đang mưa lớn kéo dài suốt đêm qua đến sáng nay.
"Chúng tôi vẫn đang nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân còn mất tích. Lực lượng tại chỗ đã sử dụng chó nghiệp vụ và flycam để hỗ trợ cho công tác tìm kiếm", ông Bửu thông tin.
Ông Bửu cũng cho biết thêm do mưa lớn kéo dài khiến đường bộ dẫn lên hiện trường lại xuất hiện một số điểm sạt lở, lực lượng xe cơ giới đang khắc phục.

Sạt lở ở xã Trà Leng: 12 nạn nhân bị thương nặng đã được đưa đi cấp cứu

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.