• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Video

Cách thưởng thức trứng vịt lộn 3 miền: xào me, um bầu, kèm tiết, thêm dấm tỏi

26/08/2022 12:00 GMT+7

Người dân ba miền bắc, trung, nam luôn có những lý giải riêng cho cách ăn trứng vịt lộn của vùng miền mình và lý do nào cũng ‘hợp tình hợp lý’.

Tuy được xem là ‘lạ lùng’ với người nước ngoài nhưng trứng vịt lộn lại món ăn vặt phổ biến trên khắp các đường phố Việt Nam. Người Việt Nam luôn có cách biến tấu để làm đa dạng một món ăn tưởng chừng như đơn giản này. Mỗi vùng miền lại có một cách thưởng thức trứng vịt lộn khác nhau và cách nào cũng ‘hợp tình hợp lý’.

Trứng vịt lộn 3 miền

Miền bắc: ăn với dấm tỏi, ăn kèm ngải cứu và tiết

Với một món ăn vặt như trứng vịt lộn, người dân Hà Thành vẫn có cách thưởng thức và chế biến sao cho món ăn này phát huy hết công dụng về mặt dinh dưỡng. Một quả trứng vịt lộn có khả năng cung cấp 182 kcal nhưng đây lại là một loại thực phẩm có tính hàn (tính âm). Ăn nhiều trứng vịt lộn sẽ dễ gây ra lạnh bụng, đầy hơi hoặc các vấn đề tiêu hóa khác. Chính vì thế mà người miền bắc luôn ăn kèm trứng vịt lộn với các thực phẩm có tính nhiệt (tính dương). Trứng vịt lộn cùng rau răm đã trở thành một sự kết hợp hoàn hảo không chỉ vì ngon và bổ dưỡng mà còn vì chúng thể hiện được sự tinh tế trong văn hóa âm dương của người Việt.

Một chén trứng vịt lộn kèm rau dăm, dấm tỏi, gừng và một chút gia vị thường được dùng cho bữa sáng.

Trứng vịt lộn thường được người miền bắc ăn vào buổi sáng để tránh tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Khi thưởng thức, trứng được đập ra bát, thêm rau răm, gừng tươi và giấm tỏi. Sau cùng, sẽ cho thêm quất và một chút bột canh nêm cho vừa miệng. Với nhiều người, cách ăn này có phần ‘kinh dị’ khi để lộ phần hình dáng vịt con nhưng với người Hà Nội, việc đập ra bát lại đảm bảo được vệ sinh cho món ăn. Để tăng thêm độ bổ dưỡng, người Hải Phòng còn hầm trứng vịt lộn chung với ngải cứu và tiết. Vị đắng nhẹ của ngải cứu quyện cùng vị ngọt thanh của trứng vịt lộn đã tạo nên sự cân bằng hấp dẫn cho món ăn dinh dưỡng này.

Trứng vịt lộn hầm ngải cứu là một món ăn đầy dinh dưỡng của Hải Phòng.

Miền trung: um bầu, ăn kèm đồ chua

Miền trung chắc hẳn có cách ăn trứng vịt lộn giản dị nhất khi không sử dụng thêm bất kỳ dụng cụ hỗ trợ nào. Người miền trung sẽ tự cầm trứng và dùng tay bóc vỏ khi ăn. Để húp được nhiều phần nước ngọt từ trứng vịt lộn, người miền trung sẽ ăn từ phần đầu lớn hơn trước. Trứng khi ăn đến đâu sẽ được bóc vỏ tới đó. Sở dĩ người miền trung áp dụng được cách ăn này là nhờ vào cách ủ trứng trong thúng. Trứng sau khi vớt trực tiếp từ nước luộc sẽ được ủ trong thúng có phủ vải để được đảm bảo được độ ấm nhưng vẫn không gây bỏng cho người ăn.

Người miền trung có cách ăn trứng vịt lộn giản dị nhất.

Người miền trung cũng ăn kèm trứng vịt lộn với rau răm giống miền bắc, một số nơi còn dùng thêm dưa chua. Nhưng điểm khác biệt lớn nhất trong cách thưởng thức của miền Trung lại nằm ở các món biến tấu từ trứng vịt lộn. Người Huế - Đà Nẵng kết hợp vị ngọt của trứng vịt lộn và bầu lại với nhau thành món trứng vịt lộn um bầu. Trứng sau khi luộc sơ và tao qua với hành tím sẽ được um tiếp với bầu cắt nhỏ. Người miền trung luôn biết cách kết hợp những nguyên liệu dân dã nhất để làm thành một món ăn vừa thanh mát vừa bổ dưỡng. Món trứng vịt lộn um bầu có thể dùng không hoặc ăn cùng bún và cơm trắng đều ngon.

Món trứng vịt lộn um bầu thanh đạm là sự kết hợp giữa hai nguyên liệu dân dã.

Miền nam: xào me, ăn để xả xui

Đến miền nam ăn trứng vịt lộn, người mua phải gọi là ‘hột vịt lộn’ thì mới đúng điệu. Trong ba miền, có thể nói rằng cách thưởng thức trứng vịt lộn của miền nam là ‘duyên dáng’ nhất. Người ăn sẽ đặt trứng lên một chiếc chén nhỏ có hình dáng giống chén uống trà. Đầu nhỏ của trứng hướng xuống, đầu lớn hướng lên để tiện cho việc đập vỏ. Người miền Nam dùng muỗng nhỏ gõ nhẹ phần đầu lớn và bóc thành một lỗ nhỏ và múc từng miếng. Rau răm, tắc, muối tiêu và ớt xay được ăn kèm để kích thích vị giác. Người miền nam sành ăn đúng điệu sau khi ăn xong sẽ bóp nát vỏ trứng. Việc này xuất phát từ một quan niệm trong dân gian. Người miền nam tin rằng hột vịt lộn là món ăn để ‘xả xui’. Chỉ khi bóp hoặc giẫm nát vỏ trứng thì vận xui mới biến mất hoàn toàn.

Người miền nam đặt trứng vịt lộn lên một chiếc chén nhỏ như chén uống trà.

Khác với Hà Thành, giới trẻ Sài Thành xem hột vịt lộn là một món ăn vặt và có thể ăn bất cứ khi nào trong ngày, nhiều nhất là vào buổi xế chiều. Cũng vì thế mà người miền nam luôn sáng tạo để biến tấu ra vô vàn món từ hột vịt lộn, tạo nên một ‘thiên đường ăn vặt’. Phổ biến nhất phải kể đến hột vịt lộn xào me. Hột vịt lộn sau khi luộc chín sẽ được xào với nước sốt me và đường cho đến khi hỗn hợp sệt lại. Hột vịt lộn xào me ăn kèm ít rau răm và đậu phộng rang có vị chua ngọt đậm đà là một thức quà quen thuộc mà hầu như người Sài Gòn nào cũng thích.

Món ăn vặt phổ biến từ trứng vịt lộn phải kể đến trứng vịt lộn xào me.

Từ trứng vịt lộn, người miền nam có thể biến tấu nên một ‘thiên đường ăn vặt’.

Nguồn hình ảnh: Bích Hiển, Anh Thư, Bách Hóa Xanh, YouTube Mỏ Khoét Hải Phòng, YouTube Food and Travel, Nấu ăn không khó, Bếp Xưa, Instagram chanlovefood, Facebook Hoàng Việt Travel

Top
Top