• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Nghề tóc thời nay

Tiffany Trần
lamthuyanh85@yahoo.com
30/07/2020 09:36 GMT+7

Salon chuyên về tóc hiện nay khá nhiều, nhưng sự thành công của các salon trong giai đoạn này không còn mạnh mẽ, một phần do nền kinh tế đang bị ảnh hưởng, mặt khác chính sự cạnh tranh không lành mạnh của chính người trong nghề đã làm mất đi thị trường vốn “hái ra tiền” này.

Dịch vụ đa dạng 

Hiện loại hình salon tóc có quy mô lớn mở ra theo hình thức công ty chuyên nghiệp khá phát triển. Để chăm sóc cho phần "gốc con người”, ngoài những tiệm quen gần nhà, nhiều người thường tìm đến những tiệm có thương hiệu.  Có tiệm nhỏ xinh với những “cây kéo” tên tuổi, cũng có những tiệm hoành tráng với hàng trăm thợ, chia ca kíp ngày đêm, nhập khẩu cả chuyên gia nước ngoài. Chuyện cắt tóc ở các thành phố lớn, đặc biệt là Sài Gòn, dường như đã thành một nền công nghiệp. Nhiều người than phiền bước vào một số tiệm có bề ngoài khá sang trọng, trong khi hầu hết chủ tiệm khá dễ thương thì nhiều nhân viên lại không cởi mở, thân thiện. Họ dường như tự trang bị khả năng “định giá” khách hàng tiềm năng. Do vậy, nếu là khách mới, dù tiền có rủng rẻng trong túi nhưng ăn mặc hơi “nhà quê” một chút thì bạn cũng dễ thấy chạnh lòng khi chứng kiến các khách hàng “sộp” bên cạnh được nhân viên o bế kĩ lưỡng gấp chục lần mình. Nắm bắt được điều này, hiện nay có nhiều salon tóc quy mô lớn mở ra theo hình thức công ty chuyên nghiệp.

Với mô hình quản lí công nghiệp, các salon này xây dựng hẳn hòi chiến dịch thương hiệu, thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá, đầu tư quy mô về cả không gian, nhân lực và chất lượng máy móc, sản phẩm. Một trong những chiêu đặc biệt của các tiệm này là "nhập khẩu" thợ cắt tóc từ nước Hàn Quốc, Singapore, Nhật để hút thị hiếu khách hàng.  Có thể kể đến những tên tuổi trong nhóm này như Hana, Art Hair, Mano Mano, Colorhair, và hethongtoc.com…..  Giá cắt tóc ở những tiệm như thế này dao động từ 60,000 đồng trở lên, tùy định giá và đối tượng phục vụ chính của mỗi tiệm.

  NTM Tóc Hoàng Võ với Hair Salon nổi tiếng trên đường Ba Cu -  Tp.Vũng Tàu.
Tuy nhiên những mô hình này vẫn chưa đủ mạnh để thu hút khách hàng, lí do thì nhiều, nhưng điều quan trọng là khách vẫn ưa chuộng những tiệm có tên tuổi khá lâu, thương hiệu tay nghề đã được bảo chứng. Những ông chủ này lấy khách theo kiểu truyền miệng, giới thiệu nhau như Khánh Vĩnh Hoàng có lịch sử  gần nửa thế kỷ, Tuấn Hà Lan, Thanh Hà (Nguyễn Trãi), Thuận (Lê Văn Sỹ), Cường Hoàn Lệ, Tân Thế Giới ... Những khách hàng tìm đến salon tóc của các thương hiệu này thường là những người khó tính, đòi hỏi cao, chú trọng đến nhu cầu được thợ quen hiểu gu của mình.
Tự cạnh tranh với chính mình
Mặc dù hiện nay ngành tóc rất phát triển vì thế các salon tóc cũng ngày càng nhiều, song những ông chủ có thương hiệu như Thanh Hà hay Tuấn Hà Lan vẫn lạc quan cho rằng: Với nghề nào cũng vậy cạnh tranh là điều tất yếu và không thể tránh khỏi.
Song chính sự cạnh tranh ấy khiến các salon tóc càng phải nỗ lực hơn nữa để hoàn thiện chất lượng dịch vụ và làm hài lòng khách hàng. Cũng như các lĩnh vực khác, vai trò thông tin mang lại quá nhiều khiến ai cũng có cảm giác các salon ngày nay nhiều hơn, đông hơn, nhưng thực tế, theo quan điểm của NTM Tuấn Hà Lan thì  trong ngành kinh doanh tóc không có sự cạnh tranh.
NTM Tóc Tuấn Hà Lan - người nổi tiếng trong ngành tóc bởi tài năng xuât sắc trong nghề , và thức thời trong kinh doanh. 
Theo anh, mỗi một salon phải tự cạnh tranh với chính mình. Bởi mỗi một salon có những khách hàng riêng, một gu thẩm mỹ riêng, và họ sẽ có những người hâm mộ riêng. Chỉ có những salon mới do các bạn trẻ sau này mới mở ra, họ chưa có bản lĩnh để tạo nên bản sắc riêng thì phải cạnh tranh với nhau để hút một lượng khách hàng vốn chưa có mối quan hệ gắn bó với salon nào. Sự cạnh tranh của họ đôi khi tập trung vào giá cả và trang trí salon, chứ không tập trung nhiều vào chất lượng.
Với những ông chủ đã có thương hiệu như salon Tuấn Hà Lan, anh có chính kiến rõ ràng:  kinh doanh salon tóc không phải là kinh doanh nhà hàng.

Còn các salon đã có thương hiệu thì họ phải tự cạnh tranh với chính mình trong chất lượng, phải mỗi ngày nghĩ ra những dịch vụ, sản phẩm tốt hơn cho khách hàng, quản lý nhân sự sao cho tốt nhất, đảm bảo khách hàng vẫn luôn luôn gắn bó, hài lòng và thỏa mãn với mình. Có những chủ salon tóc có đến 3 -  4 salon trong Nam ngoài Bắc với lượng khách hàng tấp nập nhưng trong giai đoạn này họ vẫn không dám mạo hiểm bởi nền kinh tế không khả quan sau khi mùa dịch Covid 19 đã và đang gây " sóng gió" trên mọi mặt trận kinh tế đã khiến khách hàng, đặc biệt là nữ giới nhụt chí khi rút hầu bao cho việc chung chi làm đẹp này. Theo NTM Tuấn  Hà Lan thì  người làm nghề phải có bản lĩnh, mạnh dạn, trau dồi học hỏi trên mọi thông tin và học trên các thể loại cắt , duỗi, uốn, nhuộm để thành công hơn nhưng tất cả quy về một mối là thẩm mỹ là trên hết, điều khách hàng luôn cần trong mọi thời đại.


Top
Top