Thử nghiệm vắc xin Covid-19 thứ 2 do Việt Nam nghiên cứu

04/01/2021 05:57 GMT+7

Tình nguyện viên tham gia thử nghiệm giai đoạn 1 vắc xin Covid-19 Covivac là người khỏe mạnh, trong độ tuổi từ 18 đến 59, sẽ được khám sàng lọc trước tiêm...

Chiều 3.1, thông tin từ Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng) cho biết sau 3 người tình nguyện đầu tiên được tiêm thử nghiệm vắc xin Nano Covac (hôm 17.12.2020) đến nay, đã có 30 người được tiêm. Tất cả đều an toàn, không ghi nhận phản ứng bất thường sau tiêm. Nano Covac là vắc xin Covid-19 “made in Việt Nam” đầu tiên, do Công ty dược Nanogen (TP.HCM) nghiên cứu, được Bộ Y tế phê duyệt cho phép tiêm thử nghiệm lâm sàng (TNLS) trên người.

Ghi nhận 12 bệnh nhân Covid-19 là các  ca nhập cảnh

Chiều 3.1, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 (BCĐ) thông báo ghi nhận 12 BN Covid-19 mới, là BN Covid-19 thứ 1483 - 1494 tại Việt Nam, được cách ly ngay sau nhập cảnh tại Hà Nội (5 ca) và tỉnh Phú Yên (7 ca). Trong đó, BN 1483 - 1485 từ Nam Phi nhập cảnh sân bay Nội Bài (Hà Nội) trên chuyến bay QR976 ngày 31.12.2020. BN 1486 - 1487 từ Mexico quá cảnh Pháp, nhập cảnh sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh).
5 BN 1483 - 1487 được cách ly, điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới T.Ư cơ sở Đông Anh. BN 1488 - 1494 từ Mỹ, quá cảnh Incheon (Hàn Quốc), nhập cảnh sân bay quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) trên chuyến bay Việt Nam441 ngày 1.1.
7 BN này đang được điều trị tại BV đa khoa tỉnh Phú Yên.
Theo BCĐ, trong ngày 3.1, thêm 2 ca mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh. Trong số 1.494 BN Covid-19 ghi nhận tại Việt Nam đến nay, 1.339 ca đã được điều trị khỏi. Hiện 18.743 người tiếp xúc gần ca bệnh và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe, phòng dịch Covid-19.
Liên Châu
Theo Bộ Y tế, sau Nano Covac, vắc xin Covid-19 Covivac do Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế (Ivac, thuộc Bộ Y tế) tại Nha Trang (Khánh Hòa) nghiên cứu phát triển cũng sẽ được nghiên cứu TNLS. Theo báo cáo của Ivac, trước khi hoàn tất hồ sơ TNLS, Covivac đã được nghiên cứu tiền lâm sàng trên động vật, đánh giá về an toàn và sinh miễn dịch, cho kết quả tốt. Mẫu vắc xin Covivac cũng được đánh giá tại Mỹ và Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư. Dự kiến trong tuần này, Bộ Y tế sẽ họp thẩm định hồ sơ, để xem xét đưa ra quyết định cho phép TNLS vắc xin Covivac. Nếu được chấp thuận, Ivac phối hợp Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, Trường đại học Y Hà Nội triển khai nghiên cứu TNLS, dự kiến vào cuối tháng 1.2021. Vắc xin sẽ được tiêm thử nghiệm trên các nhóm người tình nguyện, với các liều khác nhau; mỗi người cần được tiêm 2 mũi cách nhau 28 ngày.

BN nhiễm chủng vi rút biến thể đang được cách ly nghiêm ngặt

Ngày 3.1, liên quan bệnh nhân (BN) 1435 (nhập cảnh từ Anh về sân bay Cần Thơ vào ngày 22.12.2020) nhiễm chủng SARS-CoV-2 biến thể VOC 202012/01 (là biến thể đáng lo ngại tháng 12.2020, biến thể 01), bác sĩ Nguyễn Hữu Phước, Phó giám đốc Sở Y tế Trà Vinh, cho biết BN 1435 vẫn đang được cách ly nghiêm ngặt, riêng biệt, chăm sóc tích cực tại BV Lao và bệnh phổi Trà Vinh. Sức khỏe BN 1435 ổn định, có chuyển biến tích cực hơn về bệnh nền (viêm phổi) so với những ngày trước đó.
Theo TS Nguyễn Vũ Thượng, Phó viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM (nơi xét nghiệm phát hiện), vi rút gây Covid-19 đã đột biến nhiều lần trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, các biện pháp khuyến cáo phòng chống dịch của Bộ Y tế và cơ quan chức năng vừa qua cho thấy vẫn rất hiệu quả. Do đó, trong bối cảnh mới, hiện “khuyến cáo 5K”, đặc biệt là đeo khẩu trang, giữ khoảng cách cần được thực hiện nghiêm hơn, đầy đủ hơn cho tất cả mọi người, hạn chế tối đa khả năng lây lan đối tượng nguy cơ.
Ông Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, khẳng định BN 1435 là ca bệnh đã được cách ly ngay sau nhập cảnh, không có khả năng lây ra cộng đồng nên người dân có thể yên tâm.
Duy Tính - Bắc Bình
Tình nguyện viên tham gia thử nghiệm giai đoạn 1 vắc xin Covivac là người khỏe mạnh, trong độ tuổi từ 18 đến 59, sẽ được khám sàng lọc trước tiêm, đảm bảo tiêu chuẩn sức khỏe theo yêu cầu của nghiên cứu. TNLS vắc xin Covivac sẽ triển khai qua 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 hoàn tất vào tháng 4.2021. Nếu TNLS cho kết quả tốt, là điều kiện quan trọng để cơ quan quản lý cấp phép cho Covivac lưu hành vào cuối năm nay. Trước mắt, Ivac có thể đạt công suất 3 triệu liều vắc xin Covivac/năm. Bộ Y tế đã yêu cầu Ivac tiếp tục hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng công suất cũng như đảm bảo chất lượng, tính ổn định của vắc xin.
Theo Bộ Y tế, Ivac có lợi thế về công nghệ và dây chuyền sản xuất, trên cơ sở đã làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin cúm đại dịch (cúm A/H1N1) theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Việt Nam hiện có 4 đơn vị tham gia nghiên cứu, sản xuất vắc xin Covid-19, gồm: Công ty vắc xin và sinh phẩm số 1 (Vabiotech); Trung tâm nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (Polyvac); Ivac và Công ty dược Nanogen.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.