Tiểu hành tinh to như ngọn núi đang lao qua Trái đất

21/05/2020 19:38 GMT+7

Hệ thống theo dõi tiểu hành tinh của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) hiện bám sát hành trình của một tiểu hành tinh với đường kính có thể lên đến 1,5 km, dự kiến bay ngang Trái đất vào rạng sáng 22.5.

Vị khách không mời mà đến được Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Cận Trái đất (CNEOS) của NASA đặt tên là 1997 BQ. Đây là thiên thể có kích thước lớn nhất tiếp cận địa cầu trong tháng 5, theo trang Space.com.
Theo CNEOS, ước tính đường kính của nó phải lên đến 1,5 km, tức gần gấp đôi tòa nhà chọc trời Burj Dubai (UAE), hiện là cấu trúc nhân tạo cao nhất trên bề mặt Trái đất.
Quan sát của CNEOS cho thấy 1997 BQ đang lao xuyên hệ mặt trời và hướng về Trái đất với tốc độ gây choáng váng, đạt hơn 67.600 km/giờ.
Tiểu hành tinh này lần đầu tiên lọt vào tầm quan sát của Trái đất vào ngày 16.1.1997. Sau khi phân tích hành trình của nó, NASA phát hiện tiểu hành tinh di chuyển trên một quỹ đạo căng rộng xung quanh mặt trời.
Quỹ đạo của 1997 BQ đưa nó đi ngang khoảng cách nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc, và được xếp vào gia đình các tiểu hành tinh Apollo.
Trong lúc di chuyển xung quanh mặt trời, tiểu hành tinh thỉnh thoảng lại cắt ngang đường đi của Trái đất.
Vào lần tiếp cận mới nhất, dự kiến 1997 BQ sẽ đến điểm gần nhất với địa cầu vào 3 giờ 45 rạng sáng 22.5 (giờ Việt Nam), và cách hành tinh của chúng ta khoảng 6,2 triệu km tính từ tâm Trái đất.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.