Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 1.5.2020

30/04/2020 22:00 GMT+7

Tin tức giáo dục đặc biệt được nhiều người quan tâm sẽ có trên báo in Thanh Niên ngày mai 1.5.2020 đặt vấn đề hiểu thế nào là 'tự thỏa thuận' về học phí online giữa phụ huynh và các trường tư?

Trên báo in Thanh Niên ngày mai 1.5. 2020 còn có các tin tức giáo dục đặc biệt được nhiều người quan tâm: Các nguồn việc làm cho người trẻ, sinh viên sau dịch Covid-19. Câu chuyện đến trường đầy gian nan của học sinh vùng U Minh Thượng.

Tuyển dụng hàng chục ngàn lao động

Nhiều trung tâm việc làm đang triển khai các hoạt động kết nối với doanh nghiệp để giới thiệu việc làm cho người lao động sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
Ông Đỗ Văn Phùng, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân và lao động trẻ tỉnh Bình Dương, thông tin: “Hiện các công ty, doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng hơn 10.000 lao động và họ đang nhờ trung tâm làm cầu nối giới thiệu người lao động vào làm việc ngay”. Chỉ tiêu tương tự ở Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên TP.HCM. Trung tâm hỗ trợ học sinh-sinh viên TP.HCM cũng tiếp nhận hơn 2.000 việc làm từ hơn 300 đơn vị, doanh nghiệp với nhiều vị trí khác nhau dành cho sinh viên.
Ngoài ra, còn có hàng trăm ngàn cơ hội khác cho người lao động trong dự án 200.000 cơ hội việc làm hỗ trợ người lao độngvà doanh nghiệp vượt qua đại dịch virus Covid-19. Bên cạnh đóT.Ư Hội Sinh viên Việt Nam phối hợp cùng nền tảng việc làm TopCV đã triển khai chương trình 20.000 việc làm từ xa hỗ trợ sinh viên…
Những thông tin chi tiết về tuyển dụng sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (1.5).

Sinh viên tìm việc làm trong ngày hội giới thiệu việc làm tại TP.HCM

Lê Thanh

Ở nơi chưa có đường đến trường

An Minh là một trong 4 huyện vùng U Minh Thượng còn nhiều khó khăn của tỉnh Kiên Giang. Những năm gần đây, giao thông nông thôn nơi đây có phát triển nhưng nhiều nơi vẫn chưa có đường nên học sinh đến trường vô cùng vất vả và nguy hiểm.
Không có đường nên phải đi học bằng xuống máy xa cả chục cây số; vay tiền mua máy để học trực tuyến nhưng mạng chập chờn không học được… Đó là những khó khăn, vất vả mà học sinh vùng U Minh Thượng phải gánh chịu.
Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai  có những câu chuyện gây xúc động, vẽ nên một bức tranh gian khó của học sinh vùng U Minh Thượng khiến bạn đọc thấy mình may mắn hơn rất nhiều và mong muốn được hỗ trợ chia sẻ nhiều hơn với học sinh vùng sâu, vùng xa. 

Thế nào là “tự thỏa thuận” về học phí online giữa nhà trường và phụ huynh?

Những ngày vừa qua, phụ huynh nhiều trường tư thục, trường có yếu tố nước ngoài liên tục gửi đơn cầu cứu, kiến nghị lên Bộ GD-ĐT, UBND TP.HCM, Sở GD-ĐT TP.HCM. Có trường, ngoài việc gửi đơn, phụ huynh còn cùng nhau đến trường kiến nghị.
Ở đây đã không có sự thống nhất giữa phụ huynh và nhà trường về vấn đề học phí khi học sinh học online trong thời gian ở nhà vì dịch Covid-19.
Các cơ quan quản lý cho rằng đối với các dịch vụ hỗ trợ học online và hướng dẫn học trong thời gian nghỉ dịch là dịch vụ phát sinh ngoài chương trình học chính khóa, do đó do phụ huynh học sinh và nhà trường tự thỏa thuận với nhau, không tính bù vào chương trình học và thu học phí thêm. Các Sở GD-ĐT cũng căn cứ vào đây hướng dẫn các trường và phụ huynh “tự thỏa thuận” về mức thu học phí online.
Từ thực tế diễn ra, một bài viết trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai đặt vấn đề “thỏa thuận” như thế nào là hợp lý?
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.