Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (20.4) còn ghi nhận việc bồi dưỡng giáo viên cho chương trình giáo dục phổ thông mới ra sao để tránh tình trạng “tam sao thất bản” như đã từng xảy ra? Vì sao giáo viên nên ứng xử với phụ huynh như đối tác kinh doanh?
Vì sao có lộ trình tăng học phí nhưng năm học tới lại chưa tăng?
Trước thông tin nhiều trường đại học, đặc biệt các trường bắt đầu thực hiện tự chủ tài chính, công bố mức học phí tăng trong năm học tới, ngày 16.4, Bộ GD-ĐT có Công văn số 1505/BGD ĐT-KHTC gửi các bộ, ngành, địa phương, các sở GD-ĐT đề nghị chỉ đạo và quán triệt thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực GD-ĐT năm học 2020-2021, 2021-2022 và công tác chỉ đạo điều hành giá năm 2021.
Trong công văn, Bộ GD-ĐT cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng - Trưởng ban chỉ đạo Điều hành giá, năm 2020, Bộ GD-ĐT đã có các công văn đề nghị thực hiện các khoản thu năm học 2020 - 2021 và huy động nguồn lực đảm bảo các điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Nghị định số 86/2015/NĐ-CP đã quy định rõ khung, mức trần học phí đối với các trường ĐH công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư, cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư, mức tăng học phí bình quân 10%/năm. Các trường ĐH công lập tự thủ thực hiện theo đề án đã đượcThủ tướng phê duyệt cho từng trường.
Nghị định 86 đã hết hiệu lực sau khi kết thúc năm học 2020-2021 nhưng vì sao năm học tới các trường chưa được phép tăng học phí? Quan điểm của các trường xung quanh yêu cầu này của Bộ GD-ĐT?... Những vấn đề này sẽ được giải đáp trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (20.4).
Tập huấn giáo viên dạy chương trình mới ra sao?
|
Giáo viên đóng vai trò quyết định thành công của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Vậy việc tập huấn giáo viên đang được tiến hành ra sao để họ đáp ứng được yêu cầu mới.
Hoạt động tập huấn giáo viên về chương trình giáo dục phổ thông mới đang được triển khai theo mô hình mới, vừa trực tiếp, trực tuyến. Giáo viên chủ yếu tự tập huấn qua mạng trên hệ thống tập huấn trực tuyến (LMS).
Ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết Bộ đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, tập huấn đội ngũ giáo viên, chú trọng phát triển năng lực nghề nghiệp, kỹ năng sư phạm.
Theo ông Độ, lần này Bộ GD-ĐT triển khai mô hình tập huấn với nhiều điểm mới, với công thức 5 - 3 - 7.
Ghi nhận của phóng viên Thanh Niên trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai (20.4) sẽ nêu ý kiến của các giáo viên về việc tập huấn chương trình giáo dục mới trong thời gian qua.
Bình luận (0)