Trên báo in Thanh Niên ngày mai 4.7.2020 còn có các tin tức giáo dục đặc biệt được nhiều người quan tâm: Vì sao doanh nghiệp vẫn chê sinh viên yếu kỹ năng? Vì sao một người nước ngoài làm việc ở Việt Nam hơn 20 năm không hối hận khi chọn nơi này?
Lương giáo viên có giảm khi không còn phụ cấp thâm niên?
Luật Giáo dục năm 2019 có rất nhiều điểm mới quan trọng tác động trực tiếp tới người dạy như thay đổi chuẩn trình độ đào tạo và cách tính lương của giáo viên ở từng cấp học…
Chính sách tiền lương mới sẽ được xây dựng theo vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, tính chất mức độ phức tạp, đặc thù công việc của nhà giáo. Lương mới của nhà giáo không có bảng lương riêng và phụ cấp thâm niên như hiện nay.
Một giáo viên ở Q.Tân Phú (TP.HCM) cho hay: “Nếu không còn được hưởng phụ cấp thâm niên thì thu nhập mỗi tháng giảm hơn 1 triệu đồng. Giáo viên nào không có khoản thu nhập khác, chỉ sống bằng lương thì đời sống bị ảnh hưởng. Trước đây mong chờ đến tháng 7, Chính phủ tăng mức lương cơ bản nhưng do ảnh hưởng dịch Covid-19 tạm dừng thông qua. Đến nay lại thêm việc áp dụng luật Giáo dục, khiến giáo viên có cảm giác dồn dập, hụt hẫng”.
Trong khi đó lãnh đạo các phòng giáo dục, sở GD-ĐT cũng như các nhà trường đang chờ văn bản hướng dẫn thực hiện việc chi trả thu nhập cho giáo viên nhưng bước đầu phải tạm dừng chi khoản phụ cấp thâm niên.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT sẽ giải thích rõ về cách tính lương mới của giáo viên đồng thời cho biết lộ trình nâng chuẩn giáo viên qua nội dung trao đổi với phóng viên Thanh Niên sẽ đăng trên tin tức giáo dục đặc biệt của báo in Thanh Niên ngày mai (4.7).
Vì sao sinh viên có kỹ năng nhưng doanh nghiệp vẫn chê yếu ?
|
Những năm qua dù trường ĐH, CĐ rất chú trọng đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên nhưng các doanh nghiệp vẫn than phiền sinh viên còn yếu không chỉ kỹ năng mà cả thái độ làm việc.
Trong khi đó, các trường đại học vẫn cho rằng đầu tư rất nhiều và ưu tiên phát triển phẩm chất, năng lực người học. Một số trường còn xây dựng chương trình đào tạo kỹ năng mềm nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
Vì sao trường đại học có đưa vào chương trình giảng dạy nhưng doanh nghiệp vẫn khẳng định sinh viên yếu kỹ năng? Do đâu không có sự gặp nhau giữa cơ sở đào tạo và nơi sử dụng lao động? Đối thoại giữa đại diện các trường và nhà tuyển dụng trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai sẽ giúp bạn đọc biết được nguyên nhân của vấn đề.
Một trao đổi thú vị với cô Trish Summerfield, diễn giả người New Zealand, sau hơn 20 năm sống và làm việc tại Việt Nam trên tin tức giáo dục đặc biệt sẽ giúp chúng ta hiểu hơn vì sao nhiều người chọn Việt Nam sinh sống, làm việc lâu dài dù nơi này còn nhiều khó khăn.
Bình luận (0)