Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 8.10.2020

07/10/2020 22:00 GMT+7

Tin tức giáo dục đặc biệt đáng quan tâm trên báo in Thanh Niên ngày mai 8.10.2020 tiếp tục đặt vấn đề những yêu cầu 'giải pháp tình thế' có làm giảm nhẹ chương trình lớp 1 mới, đặc biệt với môn tiếng Việt ?

Trên báo in Thanh Niên ngày mai 8.10.2020, trong tin tức giáo dục đặc biệt, còn có phần hướng dẫn phụ huynh cùng con vượt qua những khó khăn ban đầu ở lớp 1. Đồng thời ghi nhận tình trạng béo phì ngày càng tăng trong học sinh.

Yêu cầu điều chỉnh có phù hợp với thực tế?

Trước thực tế môn tiếng Việt chương trình lớp 1 mới khó hơn khiến cô trò phải chật vật, Bộ GD-ĐT và các sở đã liên tiếp đưa ra các văn bản chỉ đạo nhằm không gây quá tải. Liệu động thái này có làm giảm “sức nóng”?
Văn bản mới nhất của Bộ GD-ĐT yêu cầu sở GD-ĐT chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục thực hiện chương trình lớp 1 theo hướng phân bổ hợp lý về nội dung và thời lượng dạy học giữa các môn học, hoạt động giáo dục để không gây quá tải, đáp ứng yêu cầu triến khai thực hiện chương trình mới được xây dựng theo hướng mở.
Một trong những nội dung tại công văn chỉ đạo của Bộ GD-ĐT là giúp học sinh  hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay tại lớp học, không giao thêm bài tập về nhà cho học sinh.
Ngày 7.10, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có chỉ đạo tăng cường về việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đối với chương trình lớp 1 năm học 2020-2021 theo hướng giảm yêu cầu cần đạt ở một số kỹ năng.
Giáo viên có thể thực hiện được các yêu cầu này bằng cách dạy chậm lại, không giao bài tập về nhà cho học sinh khi chương ytrình vẫn nặng và sĩ số lớp quá đông? Ý kiến của các giáo viên cũng như lời khuyên giúp phụ huynh cùng con vượt qua những ngày đầu khó khăn lớp 1 sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (8.10).

Béo phì ở học sinh gây nhiều hậu quả

Học sinh tăng cường vận động sẽ giúp giảm tình trạng thừa cân, béo phì

Thúy Hằng

Theo TS-BS Nguyễn Thanh Danh, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện dinh dưỡng TP.HCM, thừa cân, béo phì ở học sinh gây nhiều hậu quả như rối loạn tiêu hóa chất béo, tăng cholesterol, tăng hội chứng chuyển hoá; nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp cao; dễ sạm da, sau này dễ mắc loãng xương; trẻ có trí nhớ kém, tiếp thu kiến thức chậm hơn, dễ mặc cảm, tự ti…
Thế nhưng thực tế là hiện nay không phải phụ huynh nào cũng quan tâm đủ đến sức khỏe cũng như sự vận động của con khiến tình trạng béo phì trong độ tuổi học sinh ngày càng tăng.
Ghi nhận của phòng viên Thanh Niên trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai sẽ giúp phụ huynh có cách nhìn khác, xem sức khỏe, chế độ ăn của con em mình cũng quan trọng không kém việc học từ đó sẽ có những điều chỉnh phù hợp.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.