Trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai 8.12.2020 còn nêu các mô hình giáo dục mà Việt Nam cần lựa chọn khi bước vào giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0.
Do đào tạo giáo viên không hợp lý, phương pháp giảng dạy hay thi cử?
Nhiều giáo viên tiếng Anh cho rằng dù thường xuyên được bồi dưỡng để nâng cao năng lực theo Đề án ngoại ngữ quốc gia, nhưng bản thân họ lại nhận thấy cách làm này vừa lãng phí vừa kém hiệu quả.
Có giáo viên thẳng thắn nêu ra một minh chứng cho sự lãng phí: Nhiều giáo viên đã có bằng thạc sĩ về phương pháp giảng dạy tiếng Anh của các trường đại học danh tiếng trên thế giới mà điều kiện để được vào học thạc sĩ, ngoài bằng tốt nghiệp đại học ra, bắt buộc phải có chứng chỉ IELTS 6.5 trở lên, không kỹ năng nào dưới 6, nhưng vẫn phải tham gia thi rà soát để xếp lớp học bồi dưỡng và thi lấy chứng chỉ theo khung năng lực 6 bậc của Việt Nam.
|
Ý kiến khác lại cho rằng do dự án đào tạo ngoại ngữ ở nhiều đia phương chỉ dừng ở việc bồi dưỡng nâng cao năng lực một vài đợt, chủ yếu mua sắm trang thiết bị dạy học...
Cũng có ý kiến nêu nguyên nhân ở cách dạy tiếng Anh của Việt Nam hiện nay không bằng phương pháp giao tiếp nên không hiệu quả…
Bài phân tích trong mục tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (8.12) sẽ cung cấp cho độc giả cái nhìn đa chiều và đâu là nguyên nhân cốt lõi cho câu chuyện dạy học tiếng Anh ở Việt Nam.
Bao nhiêu kịch bản cho giáo dục Việt Nam thời kỳ 4.0?
Từ thực trạng kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay, TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến, Học viện Quản lý giáo dục, đã đưa ra 5 thách thức cho giáo dục Việt Nam. Chẳng hạn vẫn còn trên 80% dân số từ 15 tuổi trở lên chưa có trình độ chuyên môn kỹ thuật; thói quen xây dựng hệ thống giáo dục theo chiều rộng; ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục vẫn còn bề nổi, tụt hậu so với thế giới; còn nhiều rào cản trong tự chủ nhà trường, thiếu cơ chế kiểm soát quyền lực và trách nhiệm giải trình.
|
Từ những thách thức này, theo các chuyên gia giáo dục, với hiện trạng hiện nay, để thực sự bước vào giáo dục 4.0, Việt Nam cần khoảng 15-20 năm với sự nỗ lực bền bỉ của Nhà nước, ngành giáo dục và toàn xã hội. Đồng thời các chuyên gia cũng nêu ra 4 kịch bản để bước vào giai đoạn này.
Chi tiết về 4 kịch bản này sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai.
Bình luận (0)