Theo điều 158, chương 8 của Hiến pháp Thái Lan năm 2017, một người chỉ được giữ chức vụ thủ tướng tối đa 8 năm tổng cộng, bất kể nhiệm kỳ có liên tục hay không.
Ông Prayuth lên nắm quyền từ sau cuộc đảo chính vào tháng 8.2014 và đảng đối lập Pheu Thai đã gửi đơn lên tòa án yêu cầu ông Prayuth rời ghế vào tháng 8.
Thủ tướng Prayuth Chan-ocha tuyên bố sẽ tôn trọng phán quyết của tòa án |
AFP |
Những người ủng hộ ông lại nói thời gian ông nắm quyền nên được tính từ tháng 4.2017 khi hiến pháp mới có hiệu lực, hoặc từ tháng 3.2019 khi ông được bầu làm thủ tướng sau cuộc tổng tuyển cử.
Hồi tháng 8, Tòa án Hiến pháp ra quyết định đình chỉ chức vụ của Thủ tướng Prayuth để chờ xem xét. Ông Prayuth vẫn tiếp tục cương vị Bộ trưởng Quốc phòng trong thời gian này trong khi Phó thủ tướng Prawit Wongsuwan, đồng minh thân cận của ông Prayuth, lên làm thủ tướng tạm quyền.
Ông Prayuth đến nay không đưa ra bình luận gì về vụ việc và nói sẽ tôn trọng quyết định của tòa án về nhiệm kỳ của ông, theo Reuters. Phát ngôn viên chính phủ Anucha Purapachaisri cho rằng phán quyết sẽ là cơ hội để làm rõ mọi chuyện và kêu gọi công chúng tôn trọng quyết định đó.
Trước đó, đã có một số dự đoán cho rằng tòa án sẽ ra phán quyết có lợi cho ông Prayuth vì tòa này có lịch sử đứng về phía ông và phe nắm quyền.
Tuy nhiên, bất cứ quyết định nào cho phép ông Prayuth tiếp tục tại nhiệm đều có nguy cơ thúc đẩy phong trào phản kháng lâu nay đã tìm cách lật đổ ông, theo AP.
Ông Prayuth đã vượt qua 4 cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại quốc hội. Theo cuộc thăm dò hồi đầu tháng 8, gần 2/3 người trả lời muốn ông Prayuth rời nhiệm sở trong khi 1/3 muốn chờ phán quyết của tòa án.
Bình luận (0)