Có ý kiến cho rằng, "khi phân công nhiệm vụ, cơ quan tổ chức, đặc biệt cấp ủy quản lý đã có tính toán rất kỹ, do vậy, một cán bộ nên ở tâm thế sẵn sàng đón nhận những nhiệm vụ mới, thử thách bản thân ở những lĩnh vực khác nhau”. Hay: "Chưa nhận thì sao biết chưa hợp", thậm chí có ý kiến cho rằng ”là Đảng viên khi Đảng phân công phải chấp hành, chưa được học thì về làm rồi cố gắng học để làm” (!?). Trái lại, có ý kiến cho rằng, thấy mình không đủ trình độ không nhận “là có liêm sĩ' - nôm na là phải có "văn hóa từ chức".
tin liên quan
TP.HCM giải quyết đơn xin từ chức của ông Đoàn Ngọc HảiNghĩa là cán bộ sau khi được bổ nhiệm mới bắt đầu đi học lại chuyên môn ngành nghề mình làm. Tình trạng như vậy gây ra không ít hệ lụy. Cụ thể như, lãnh đạo đi học không thể nói là điều hành hiệu quả vì quỹ thời gian cho công việc nhất định bị cắt xén, nhiều khi người dân và doanh nghiệp đến tìm thấy đề ở ngoài “lãnh đạo không tiếp vì bận đi học“(!?).
Cũng từng có nhiều vụ án, khi Tòa thẩm vấn đương sự trả lời phạm tội làm sai, gây thiệt hai là do không được đào tạo. Tòa hỏi tiếp, không có kiến thức sao nhận làm giám đốc, phó giám đốc thì đương sự trả lời là do phân công phải chấp hành.
Đúng như cố Tổng bí thư Lê Duẩn từng nói “nhiệt tình cộng ngu dốt thành phá hoại”!
Giờ đây, sau nhiều năm thực trạng trình độ của cán bộ được nâng lên, xã hôi giờ đây không thiếu người đủ phẩm chất, có tài, người có đủ trình độ, số người này đủ năng lưc cho mọi lĩnh vực hoạt động của nhà nước nên không có lý gì vẫn thực hiện “quy trình ngược”, bổ nhiệm rồi mới đi học.
Cũng với lối suy nghĩ sai lầm “chấp hành vô điều kiện khi được phân công” nên cũng vì vậy tạo ra sự thiếu vắng văn hóa từ chức.
tin liên quan
Tranh luận chuyện 'luật hóa từ chức'Đã từng có chuyện mấy năm về trước, do có nhiều chuyện bê bối xảy ra ở một Sở nọ vì năng lực lãnh đạo yếu kém, lúc đấy có báo phỏng vấn vị giám đốc: Ông có ý định từ chức không? Vị giám đốc trả lời rất thành thật: Trong "từ điển" của tôi không có hai chữ từ chức...
Đúng là việc xây dựng văn hóa từ chức không phải chuyện một ngày một bữa.
Công bằng mà nói, theo cơ chế thực thi công vụ của nhà nước ta hiện nay, quả thật là khó lòng quy trách nhiệm cho cá nhân để xử lý. Mối quan hệ giữa trách nhiệm cá nhân và tập thể không phải bao giờ cũng được xử lý một cách hài hòa. Trong hoạt động công vụ lâu nay, trách nhiệm cá nhân không rõ ràng, không được đề cao thật ra cũng là điều dễ hiểu. Nhưng đừng để tình trạng lấy tập thể là chỗ chở che thích hợp cho cả những yếu kém của mình!
Hãy cùng nhau chung tay ủng hộ, xây dựng “văn hóa từ chức”.
Bình luận (0)