TP.HCM tham vấn ý kiến nhà đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội

Nguyên Nga
Nguyên Nga
22/03/2022 11:44 GMT+7

Sáng nay 22.3, tại UBND TP.HCM, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư tổ chức “Hội nghị tham vấn các nhà đầu tư góp ý, hiến kế các giải pháp thực hiện định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố đến năm 2030”.

Nhiều thách thức trong quá trình phục hồi

Hội nghị có sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên và gần 30 doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên (trái) tham dự Hội nghị

ĐÀO NGỌC THẠCH

Phát biểu khai mạc, ông Phan Văn Mãi - Phó bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM - nhấn mạnh, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 - 2025) đã đặt ra từng nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh. Mục tiêu thực hiện hiệu quả chủ đề năm 2022 của thành phố “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp”.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi (bìa phải) nhấn mạnh các góp ý của doanh nghiệp sẽ được thành phố tiếp thu cầu thị và là cơ sở để xây dựng chính sách...

ĐÀO NGỌC THẠCH

Bà Lê Thị Huỳnh Mai - Phó giám đốc Sở KH-ĐT TP.HCM - đánh giá, cho đến hiện nay, kinh tế vẫn còn diễn biến phức tạp, số ca F0 tăng cao trở lại làm ảnh hưởng đến việc tổ chức sản xuất và năng suất lao động, tiềm ẩn nguy cơ tác động tiêu cực đến sức khỏe của người dân, đặc biệt là những người trong độ tuổi lao động, dẫn đến tăng sức ép lên hệ thống y tế và phúc lợi xã hội. Bên cạnh đó, sức ép lạm phát, giá cả xăng dầu, nguyên vật liệu có xu hướng tăng và nguy cơ bị gián đoạn các chuỗi cung ứng liên quan đến xung đột về an ninh và địa chính trị của các quốc gia… có khả năng làm ảnh hưởng đến thành quả vừa có những dấu hiệu phục hồi và tạo ra áp lực lớn lên hoạt động kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp thành phố.

Gần 30 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự Hội nghị

ĐÀO NGỌC THẠCH

Phát biểu góp ý với TP.HCM tại Hội nghị, nhiều nhà đầu tư nước ngoài và trong nước góp ý về hạ tầng cảng biển, logistics, thành phố thông minh, phát triển hạ tầng khu công nghiệp, nhà xưởng, nhân lực... để kịp phục vụ nhu cầu phát triển, nhu cầu của nhà đầu tư. Đặc biệt, nhà đầu tư nước ngoài góp ý nên đẩy mạnh xây dựng cảng trung chuyển tại Cần Giờ sớm trước năm 2030, không phải sau năm 2030 theo kế hoạch quy hoạch của thành phố bởi hiện tại, Cảng Cát Lái với năng lực tiếp nhận hơn 60% hàng hóa qua cảng biển của cả nước, đang quá tải...

Đại diện Công ty KZN - nhà đầu tư nhà xưởng tại các khu công nghiệp ở Long An, nêu một số ý kiến giải pháp TP.HCM trong đầu tư hạ tầng công nghiệp. Đó là tập trung thu hút và phát triển cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa, đây là nhóm doanh nghiệp chiếm tỷ lệ đa số trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực và nhóm sản phẩm công nghiệp tiềm năng của thành phố.

Sở KH-ĐT TP.HCM cũng đưa ra 5 nhiệm vụ chính phải được thực hiện trong thời gian tới:

Theo đại diện Sở KH-ĐT, 2022 là năm bản lề phục hồi kinh tế

Đào ngọc thạch

Để thực hiện mục tiêu phát triển, TP.HCM đang kiến nghị với các cơ quan trung ương 11 nội dung gồm những nhóm vấn đề lớn, quan trọng, thiết thực, cấp bách, có tính chất chiến lược lâu dài, gồm về xây dựng cơ sở hạ tầng như dự án đường Vành đai 3; điều chỉnh tăng mức trần vốn đầu tư công trung hạn; Đề án phát triển TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế; về cơ chế đặc thù cho TP.Thủ Đức; các nội dung liên quan Nghị quyết số 54/2017/QH14 năm 2017 của Quốc hội….

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.