Theo đó, nghiên cứu được thực hiện trong tháng 4 - 5.2023 với 421 HS THPT của TP.Thủ Đức tham gia. Phần lớn HS tham gia nghiên cứu có học lực khá (55,3%), 9,3% HS có học lực trung bình, không có HS dưới trung bình. Gần 90% HS được khảo sát có học thêm ngoài giờ và môn toán là môn học thêm nhiều nhất (80,3%), theo cảm nhận của HS thì đây là môn khó nhất, và môn sinh học là môn học thêm ít nhất (1,4%).
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 35,9% HS chịu áp lực học tập mức độ nhẹ, 30,6% chịu áp lực học tập mức độ trung bình và 33,5% chịu áp lực học tập mức độ nặng. So với HS chịu áp lực học tập mức độ nhẹ thì những HS chịu áp lực học tập mức độ vừa có tỷ lệ lo âu cao gấp 2 lần và những em chịu áp lực học tập mức độ nặng có tỷ lệ lo âu gấp 3,79%. Cũng theo nghiên cứu này, nhóm HS lớp 11 chịu áp lực học cao nhất (48,9%), trong khi khối lớp 10 là 28,4% và lớp 12 là 22,7%. HS nữ chịu áp lực học tập hơn HS nam.
Từ kết quả trên, nhóm nghiên cứu đề xuất nhà trường và gia đình có những biện pháp nhằm cải thiện tình trạng chịu áp lực học tập và nâng cao sức khỏe cho HS.
Cũng tại hội nghị này, một nhóm tác giả khác báo cáo nghiên cứu về đề tài: Stress ở sinh viên ĐH năm thứ nhất tại TP.HCM và các yếu tố liên quan được thực hiện trên 249 sinh viên. Thời gian nghiên cứu từ tháng 2 - 4.2023. Kết quả ghi nhận có 51% sinh viên stress mức độ thấp, 47,4% stress mức độ trung bình và 1,6% stress mức độ cao; trong đó stress trong học tập chiếm tỷ lệ cao nhất (8,8%)…
Bình luận (0)