Tranh cãi xung quanh clip về “sống thử” trong sinh viên

26/06/2013 10:10 GMT+7

(TNO) Đoạn clip được chia sẻ trên trang YouTube vào ngày 20.6 và đã có 90.000 lượt xem, dù câu chuyện "Sống thử" lâu nay được một số sinh viên xem là "bình thường".

(TNO) Đoạn clip được chia sẻ trên trang YouTube vào ngày 20.6 và đã có 90.000 lượt xem, dù câu chuyện "Sống thử" lâu nay được một số sinh viên xem là "bình thường".

>> Sống thử, trả giá thật
>> 4 điều nên biết nếu muốn sống thử
>> Khảo sát về "sống thử" ở sinh viên

Sống thử: Chuyện thời sự...

Đề tài tuy không mới nhưng với lối dẫn chuyện thu hút, mô típ tự truyện của nhân vật nữ, đoạn clip đã khiến cho những khán giả trẻ cảm động về nội dung sống thử mà đoạn phim đề cập.

Nhóm sinh viên với tên gọi “Thanh niên… team” của Trường cao đẳng thực hành FPT (FPT Polytechnic) đã thực hiện một tác phẩm phim ngắn với hình ảnh nhân vật chính trong chiếc mặt nạ hộp giấy.

 
Hình ảnh hai nhân vật trong bữa cơm sống thử - Ảnh trích xuất từ clip

 
Chàng người yêu “trượt dài” trên lối sống buông thả: cờ bạc, rượu chè và game online - Ảnh trích xuất từ clip

Câu chuyện xoay quanh chủ đề hai bạn sinh viên theo đuổi tình yêu mà quên đi giá trị gia đình, giá trị của bản thân.

Bằng lời tự kể của cô gái trong đoạn clip vừa tốt nghiệp cấp 3 chỉ mới 18 tuổi, mang theo hoài bão lên Hà Nội đã gặp được người bạn trai và quyết định… "sống thử".

Mỗi ngày trôi qua với nữ nhân vật trong clip là một cuộc sống ngọt ngào được đếm từng bước chân, được đo bằng từng con số đến trường. Mỗi bữa ăn là cảm giác hạnh phúc ấm cúng như một tổ ấm thật sự lúc hiện tại. Cả hai đều nuôi giữ cho mình ước mơ là được mở một cửa hàng ăn uống thông qua việc “nuôi heo đất”.

Và chính cuộc sống như vậy đã làm cô gái quên mất về những lời dặn dò của mẹ và tự nhận rằng cuộc sống của mình chính là anh ấy.

Câu chuyện lại rẽ đi một hướng khác khi chính cô gái nhận ra sự thay đổi trong chàng trai mình đã từng yêu. Chàng trai bị cuốn vào vòng xoáy của bài bạc, của game online, nhậu nhẹt và cả những người tình mới.

Sợi dây kết nối cả hai nhân vật là con heo đất vỡ vụn như mối quan hệ cả hai đến giai đoạn chấm hết. Điều tệ hại hơn chính là khi cô gái vô tình đánh rơi chiếc que thử thai giữa lớp, phát hiện mình đã mang thai.

Nhưng điều làm cô bạn rơi vào bế tắc dẫn đến hành động nắm tay ở thành cầu, nhấc người lên với ý định tự vẫn chính là sự quay lưng vô tình của chàng bạn trai và lời trách mắng của gia đình.

... Và cơn sốt trên mạng

Chọn một cái kết có hậu cho đoạn phim ngắn bằng những hình ảnh giá như, lẽ ra… đoạn clip muốn truyền tải thông điệp: “Một cánh cửa khép lại thì sẽ có nhiều cánh cửa khác mở ra. Mỗi khi vấp ngã, tự đứng dậy, bạn sẽ thấy những điều tuyệt vời đằng sau cánh cổng vĩnh viễn đóng chặt ấy”. 


Thông điệp ý nghĩa của đoạn clip ngắn: Một cánh cửa khép lại thì sẽ có nhiều cánh cửa khác mở ra. Mỗi khi vấp ngã, tự đứng dậy, bạn sẽ thấy những điều tuyệt vời đằng sau cánh cổng vĩnh viễn đóng chặt ấy - Ảnh chụp từ màn hình

Đoạn clip cũng tạo nên nhiều sự tranh cãi của cộng đồng mạng. Nhiều người phản đối chuyện "sống thử".

Có rất nhiều cư dân trên mạng xã hội như Facebook, YouTube... bày tỏ quan điểm không đồng tình và phản đối việc "sống thử". Họ cho rằng đây chính là tiêng chuông cảnh tỉnh với cách sống dễ dãi này.

Cụ thể, bạn trẻ có nick name seven chia sẻ trên YouTube: “Sống thử là một cái dại!”.

Bạn cherry1532012 bày tỏ quan điểm trên trang cá nhân: “Tác hại của việc sống thử là không những quan hệ tình dục không an toàn mà còn gây đau khổ cho người khác nữa”!

Bạn Béo Ngọc lại cho rằng: “Mình là con trai nhưng thấy hai người sống thử thì bạn gái phần nào đó luôn thiệt thòi hơn bạn trai!”.

Bạn Việt Nguyễn chia sẻ trên trang YouTube của clip là: “Cứ 100 cặp sống thử, 90 cặp không thể tiến tới hôn nhân, 9 cặp có thể do không thể giải quyết hậu quả, còn lại chắc trường hợp cá biệt. Và mình không ủng hộ sống thử!”.

Còn thầy Nguyễn Tâm (giảng viên ĐH Y Dược TP.HCM) cho rằng: “Tôi theo quan điểm truyền thống và đặc biệt không ủng hộ sống thử. Đặc biệt, giá trị trinh tiết của người phụ nữ trước khi lập gia đình rất quan trọng!”.

Bạn Phạm Thái Sơn: “Không biết các bạn làm phim với mục đích gì nên không dám chê bai là được hay chưa được. Nhưng mới chỉ thấy cái sai là quan hệ tình dục không an toàn chứ chưa thấy vấn đề về việc "sống thử"”.

Nhiều người khác, trong đó có một bạn có nickname là sut_nguyen chia sẻ trên YouTube: “Đoạn clip rất ý nghĩa!”.

Cô Minh Hải, giảng viên Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, thì cho rằng: "“Sống thử" hay không đó là quyền của mỗi cá nhân đủ tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, các bạn cần phải trang bị về kiến thức, tinh thần và tâm sinh lý. Thiết nghĩ, vai trò của nhà trường và gia đình hết sức quan trọng trong việc định hướng và chia sẻ trước ngưỡng cửa vào đời của các bạn trẻ. Bản thân tôi rất ủng hộ mô hình văn phòng tư vấn tâm lý học đường ngay cả trong môi trường giáo dục đào tạo bậc đại học”.

“Đoạn phim đã gợi lên cho tôi nhiều suy nghĩ về đề tài vốn dĩ nhạy cảm của xã hội nhưng vẫn còn bế tắc và bỏ ngỏ”, một khán giả có nickname slumper chia sẻ trên YouTube.

Xem đoạn clip trên Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=hNSE-3FmsgA

Huỳnh Lưu Đức Toàn

>> Kết thúc buồn của những cuộc yêu vội và sống thử nhanh chóng
>> Sống thử trong công nhân: Tình buồn nơi xóm trọ
>> Ghe “sa tặc” chìm trên sông Thu Bồn
>> Sống thụ động dễ đau tim
>> Vì sao giới trẻ Thụy Điển hay sống thử?
>> Bàn về "sống thử
>> Sống thử, thiệt thân
>> Sống thử" được & mất

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.