Sau khi Ban điều hành giải thuộc Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) công bố lộ trình còn lại của V-League 2020, trong đó 8 đội đứng đầu giai đoạn 1 sẽ thi đấu vòng tròn 1 lượt tranh chức vô địch với 7 lượt bắt đầu từ ngày 9.10 và dự kiến kéo dài đến 9.11 (hiện lượt 7 vẫn để trống ngày thi đấu và địa điểm tổ chức). Còn 6 đội đứng cuối giai đoạn 1 cũng đấu vòng tròn 1 lượt tranh suất trụ hạng với 5 lượt trận bắt đầu từ ngày 10 - 31.10.
Kêu ca lịch thi đấu gấp gáp
Bất cập về quãng nghỉ giữa các độiTrong 8 đội nhóm A giai đoạn 2 tranh chung kết xuôi, không hiểu BTC vô tình hay cố ý lại sắp lịch với quãng nghỉ bất lợi cho Becamex Bình Dương, trong khi lại thuận lợi cho Hồng Lĩnh Hà Tĩnh.
Cụ thể, đội bóng của HLV Phạm Minh Đức đều đặn giữa các lượt đấu được nghỉ 4 ngày đủ thời gian di chuyển và hồi phục. 6 đội bóng khác là Sài Gòn, Viettel, Than Quảng Ninh, Hà Nội, TP.HCM và Hoàng Anh Gia Lai cũng chỉ có 1 quãng nghỉ 3 ngày còn lại đều 4 ngày (trong đó Hà Nội và Than Quảng Ninh đá 2 trận liền sân nhà, còn TP.HCM, Viettel và Sài Gòn bất lợi hơn khi vừa đá sân khách lại đảo về sân nhà. Riêng HAGL đá 2 trận sân khách gần nhau là Thống Nhất (30.10) và Bình Dương (3.11) nên quãng nghỉ 3 ngày này không ảnh hưởng mấy). Duy nhất chỉ có Becamex Bình Dương bị VPF “dí” đá đến 2 lần nghỉ ngắn (3 ngày). Theo đó, đội bóng đất Thủ đá ngày 10.10 tại Cẩm Phả thì 14.10 lại tiếp tục vòng về sân nhà đá với Sài Gòn. Sau đó, Bình Dương gặp Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ngày 30.10 và tiếp tục gặp HAGL vào 3.11, cũng đều chỉ 3 ngày nghỉ.
Lẽ ra với mật độ thi đấu dày, tính chất căng thẳng của VCK xuôi thì ít nhất ở 3 lượt trận cuối cùng các đội phải có quãng nghỉ như nhau, nhưng VPF lại sắp lịch khiến Bình Dương bất lợi nhất.
Được biết ngày hôm qua phía Bình Dương đã có ý kiến nếu quãng nghỉ 3 ngày mà không phải di chuyển xa thì đội bóng đất Thủ mong muốn VPF nên điều chỉnh cho phù hợp, chẳng hạn 2 trận liền đá sân Hàng Đẫy gặp Viettel (19.10) và Hà Nội (24.10) nên chăng đổi thành 20.10 và 24.10, còn những trận phải di chuyển xa thì nên có khoảng cách 4 ngày, như vậy mới công bằng cho các đội.
Ngoài ra, một bất cập khác trong lịch thi đấu khi VPF vẫn ưu tiên cho Hà Nội hơn Viettel khi cả 2 cùng đá sân Hàng Đẫy. Cụ thể, trong 6 trận đã sắp lịch, Hà Nội luôn đá sau 1 ngày so với Viettel đến 4 trận và chỉ đá trước có 1 trận. Sắp lịch như vậy là không công bằng.
|
HLV Chung Hae-soung chính là người đã từng nêu ý tưởng về việc thay đổi thể thức thi đấu của mùa giải năm nay với đề xuất táo bạo hồi tháng 4: “Trong trường hợp dịch Covid-19 kéo quá dài, tôi cho rằng V-League có thể điều chỉnh thể thức thi đấu. Thay vì đá 2 lượt đi và về, các đội có thể đá một lượt và khi kết thúc lượt đi, chúng ta có thể chia các đội làm 2 nhóm, nhóm đội nửa trên bảng xếp hạng và nhóm đội nửa dưới để đá vòng tròn một lượt. Như vậy, V-League không phải đá đến 26 vòng, tiết kiệm được 6 đến 7 lượt đấu”. Trên thực tế, ý tưởng của ông Chung trùng với kế hoạch của VPF. Chỉ có điều khi lịch được sắp xếp, ông Chung đã lên tiếng phản đối vì có lẽ ông mong muốn giải đấu kéo dài hơn vì muốn tránh cho đội của ông sự quá tải.
Được thi đấu đã là may mắn lắm rồi
Nếu như đội TP.HCM kêu ca thì HLV Phạm Minh Đức (Hồng Lĩnh Hà Tĩnh) lại đưa ra quan điểm khác: “Tôi cho rằng mùa giải năm nay khá đặc biệt và bị tác động lớn bởi dịch bệnh. Giải đã phải hoãn đến hai lần và bắt buộc VPF phải có sự điều chỉnh, tính toán cho phù hợp với tình hình thực tế. Số lượng các trận đấu đã được rút gọn để làm sao giải về đích an toàn. Nếu muốn quãng nghỉ sau mỗi trận tăng lên thì dĩ nhiên thời gian giải sẽ bị kéo dài hơn. Nên lưu ý rằng, sau khi giải kết thúc dự kiến vào tuần đầu của tháng 11 hoặc sau đó 1, 2 ngày thì các đội sẽ nghỉ ngơi, hồi phục khoảng 1 - 2 tuần trước khi bước vào chuẩn bị cho mùa giải 2021. Năm nay có Covid-19, ngoại binh khi về nước, lúc trở lại Việt Nam, sẽ phải cách ly 2 tuần. Vậy nếu giải kết thúc vào tháng 12, liệu có kịp cho các đội chuẩn bị cho năm sau hay không khi các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam năm 2021 có thể khởi tranh vào cuối tháng 1. Theo tôi đã vào cuộc chơi thì dễ chung và khó chung. Sự công bằng một cách tuyệt đối là điều không thể xảy ra. Chấp nhận cuộc chơi đi. Được đá là đã may mắn lắm rồi. Chưa kể nếu giải kéo dài, dĩ nhiên kế hoạch tài chính của các đội sẽ bị ảnh hưởng. Với đội còn nghèo như Hồng Lĩnh Hà Tĩnh thì càng phải chắt chiu”.
Đại diện Ban điều hành giải nói: “Vẫn biết rất khó làm hài lòng được hết các đội nhưng cũng mong muốn các CLB nên thấu hiểu cho Ban điều hành. Chúng tôi xây dựng và sắp lịch căn cứ vào nhiều yếu tố. Đúng là từ nay đến hết tháng 12, đội tuyển quốc gia không tập trung nhưng sang năm 2021, bóng đá Việt Nam sẽ dồn dập với quá nhiều giải đấu từ cấp đội tuyển, CLB ở các đấu trường khác nhau.
Nếu Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á không thay đổi lịch thi đấu thì AFF Cup 2020 đã lấy mất của chúng ta gần hai tháng (đội tuyển tập trung khoảng 1 tháng và giải diễn ra từ giữa tháng 4 đến tuần đầu của tháng 5). Chưa kể vòng loại World Cup 2022, tuyển Việt Nam còn 3 trận. Các CLB dự AFC Champions League, AFC Cup. Cuối năm còn có vòng loại U.23 châu Á, SEA Games 31. Phải đảm bảo cho các CLB trong nước có tối thiểu 2 tháng chuẩn bị cho mùa giải mới thì V-League 2020 không thể kết thúc vào tháng 12 được. Nếu khép lại mùa giải quá muộn, các đội sẽ bị thiệt. Rất khó làm hài lòng một cách tuyệt đối mong muốn của các đội trong bối cảnh bóng đá Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố bất khả kháng”.
Bình luận (0)