Trong đỉnh dịch Covid-19, Ấn Độ vẫn không phong tỏa toàn quốc

11/05/2021 15:00 GMT+7

Ngày 10.5, các ca nhiễm và tử vong do Covid-19 ở Ấn Độ vẫn ở gần mức cao kỉ lục, làm tăng sức nặng cho những lời kêu gọi chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi tiến hành phong tỏa đất nước đông dân thứ 2 thế giới .

Cảnh sát ở thành phố Bangalore (Ấn Độ) đã tuần tra các đường phố vào hôm 10.5, dừng các phương tiện giao thông, kiểm tra giấy tờ tùy thân, thậm chí đánh đòn những người vi phạm các quy định an toàn về Covid-19. 
Nhiều bang trên khắp Ấn Độ đã tuân thủ lệnh đóng cửa để hạn chế sự lây lan của Covid-19. 
Tuy nhiên, bất chấp nhiều lời kêu gọi, Thủ tướng Narendra Modi vẫn chưa có bất cứ thông báo nào về việc phong tỏa toàn quốc.

Nhiều nơi ở Ấn Độ tuân thủ lệnh đóng cửa để hạn chế sự lây lan của Covid-19.

Reuters

Ngày 10.5, Ấn Độ ghi nhận thêm 3.754 trường hợp tử vong do Covid-19. Con số này đã giảm nhẹ so với một ngày trước đó nhưng một số chuyên gia cho rằng số liệu thực tế có thể cao hơn nhiều. 
Cùng ngày, công ty Eli Lilly and Co của Mỹ cho biết họ đã ký thỏa thuận cấp phép để các công ty Ấn Độ sản xuất và bán thuốc viêm khớp baricitinib để điều trị cho bệnh nhân Covid-19. 
Trong khi đó, cứu trợ y tế vẫn tiếp tục đổ về từ nhiều nước trên thế giới. 
Bất chấp những lời kêu gọi về giãn cách xã hội, nhiều người dân vẫn xếp hàng dài để được tiêm vắc xin tại một trung tâm ở Punjab. 

Cảnh sát đánh đòn người vi phạm quy định an toàn Covid-19.

Chụp màn hình Reuters

Tiến sĩ Jasmine, giám đốc trung tâm, cho biết: "Chúng tôi đã phải gọi cảnh sát để duy trì khoảng cách an toàn nhưng vô ích. Mọi người không nghe chúng tôi nói gì cả. Từ sáng tới giờ, chúng tôi đã liên tục nhắc nhở họ phải duy trì khoảng cách".
Ấn Độ là nước sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới nhưng theo dữ liệu chính phủ, tính đến ngày 9.5, chỉ mới 2,5% dân số nước này được tiêm phòng đầy đủ. 

Số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 vẫn tăng mạnh.

Reuters

Kênh truyền hình NDTV đưa tin lãnh đạo y tế tại Delhi cho biết thủ đô Ấn Độ sắp hết vắc xin Covid-19  và chỉ còn 3-4 ngày là cạn kiệt nguồn cung chủng ngừa AstraZeneca.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.