Tự động phát
Bão số 6 (bão Trà Mi) được dự đoán là rất phức tạp, hay thay đổi. Những diễn biến của cơn bão này khiến các cơ quan khí tượng phải đưa ra nhiều kịch bản để thông tin dự báo đến người dân, chuẩn bị các biện pháp ứng phó.
Báo Thanh Niên sẽ cập nhật về đường đi của bão, các dự báo về hướng đi, khu vực ảnh hưởng của bão, cũng như công tác chuẩn bị chống bão tại các địa phương trên cả nước. Mời quý vị theo dõi.
Tâm bão đã đổ bộ đất liền
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, lúc 11 giờ trưa nay 27.10, bão số 6 (bão Trà Mi) đã đi vào đất liền khu vực miền Trung. Địa điểm bão đổ bộ đầu tiên là khu vực từ Đà Nẵng đến Thừa Thiên - Huế.
Trong những giờ tiếp theo, bão số 6 di chuyển theo hướng tây nam, mỗi giờ đi được 15 - 20 km và tiếp tục đi vào đất liền các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, TP.Đà Nẵng và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Bão Trà Mi (bão số 6) đổ bộ vào Đà Nẵng - Huế, diễn biến vẫn rất phức tạp
Đến 22 giờ tối nay, áp thấp nhiệt đới ở trên đất liền khu vực Thừa Thiên - Huế đến Đà Nẵng, cường độ mạnh cấp 7, giật cấp 9. Trong những giờ tiếp theo, áp thấp di chuyển chậm ra Biển Đông.
Do ảnh hưởng của bão số 6 tại đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9; đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam) có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10; đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cấp 6, giật cấp 7; Nam Đông (Thừa Thiên - Huế) gió mạnh cấp 8, giật cấp 10; Cẩm Lệ (Đà Nẵng) gió mạnh cấp 8, giật cấp 9.
Trong đêm qua và sáng nay, khu vực từ Hà Tĩnh - Đà Nẵng đã có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa phổ biến từ 100 - 200 mm, cục bộ có nơi trên 350 mm.
Trong ngày 27.10, vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi (bao gồm đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 6 - cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8 - cấp 9, giật cấp 11, sóng biển cao 3 - 5 m; biển động rất mạnh.
Nước dâng do bão vùng ven bờ, ven biển các tỉnh từ Quảng Bình tới Quảng Nam có khả năng xuất hiện nước dâng do bão cao từ 0,4 - 0,6 m.
Tàu, thuyền hoạt động trong khu vực biển ven bờ từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi đều có khả năng chịu tác động của giông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.
Nguy cơ cao sạt lở đê, kè biển tại ven biển các tỉnh từ Quảng Trị tới Quảng Nam do tác động của sóng lớn và nước dâng do bão.
Từ ngày 27 - 28.10, ở khu vực Quảng Bình đến Quảng Nam có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 200 - 400 mm, có nơi trên 600 mm. Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn (100 mm/3 giờ).
Cũng do ảnh hưởng của bão số 6 (bão Trà Mi), khu vực Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Bình Định và Bắc Tây nguyên có mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 100 - 200 mm, có nơi trên 250 mm.
Cập nhật bão số 6 (Trà Mi): Hàng loạt cây xanh ở Đà Nẵng bị quật đổ
Đà Nẵng huy động thiết giáp, đặc công, xuồng, xe cứu hộ miễn phí
Sáng 27.10, Bộ Chỉ huy quân sự TP.Đà Nẵng điều động 4 xe thiết giáp về trung tâm thành phố để sẵn sàng cứu nạn khi bão số 6 (bão Trà Mi) gây thiệt hại.
Đây là thiết giáp thuộc Tiểu đoàn Tăng thiết giáp 699 (Bộ Chỉ huy quân sự TP.Đà Nẵng), trong đó 3 xe ứng trực tại Bộ Chỉ huy quân sự thành phố, 1 xe ứng trực tại UBND Q.Liên Chiểu để phục vụ cho khu vực đường Mẹ Suốt thường xuyên ngập sâu ở P.Hòa Khánh Nam.
Xe thiết giáp này có thể cơ động di chuyển trong mưa bão trước sức gió đến 120 km/giờ, lội nước khi ngập sâu, chở được 15 người.
Hoàn lưu bão Trà Mi (bão số 6) gây mưa to, gió lớn ở miền Trung
Cũng trong đêm 26.10, trung tướng Thái Đại Ngọc, Tư lệnh Quân khu 5, cũng đã kiểm tra công tác phòng chống bão Trà Mi tại Bộ Chỉ huy quân sự thành phố, Ban Chỉ huy quân sự Q.Liên Chiểu, Tiểu đoàn Đặc công 409 (Bộ Tham mưu), Tiểu đoàn 6 (Cục Hậu cần - Kỹ thuật).
Bên cạnh thực hiện hiệu quả phương án "4 tại chỗ" cùng với hệ thống doanh trại, kho tàng, kho nhu yếu phẩm, lực lượng quân đội đã hỗ trợ người dân sơ tán, di dời tàu thuyền, sẵn sàng cơ sở vật chất để người dân chống bão.
Trong đó, các lực lượng tinh nhuệ như đặc công được huy động, sẵn sàng cùng các lực lượng khác và phương tiện tiếp cận vùng ngập úng, sạt lở, chia cắt, ứng cứu người dân, xử lý các tình huống phức tạp.
Bên cạnh lực lượng vũ trang, các tổ chức, doanh nghiệp cũng huy động tình nguyện viên và phương tiện sẵn sàng hỗ trợ vùng trọng yếu.
Tại điểm có nguy cơ ngập sâu P.Hòa Khánh Nam, đội xuồng cứu nạn gồm 13 thành viên, huy động 1 xe tải lớn, 1 xe cứu thương, 2 xe bán tải, 4 ca nô và nhiều xuồng cứu hộ khác trong đêm 26.10 đã ứng trực.
Lực lượng tình nguyện này cùng lực lượng vũ trang P.Hòa Khánh Nam và Q.Liên Chiểu sẽ tiếp cận vào vùng ngập sâu khi trời mưa lớn, ứng cứu người dân đến nơi an toàn.
Cũng trong sáng nay 27.10, Sở Du lịch TP.Đà Nẵng cho biết, trong 2 ngày bão số 6 (bão Trà Mi) tại TP.Đà Nẵng, Công ty Du lịch Vitraco hỗ trợ miễn phí người dân và các vùng cần giúp đỡ.
Cụ thể, Công ty Du lịch Vitraco cung cấp dịch vụ cứu hộ giao thông 119 (hotline 0909.119.119) miễn phí, cứu hộ giao thông phạm vi nội thành Đà Nẵng, đảm bảo an toàn cho người dân trong mọi tình huống.
Đội xe vận chuyển du lịch Vitraco hỗ trợ miễn phí việc di chuyển cho du khách và bà con khi có nhu cầu tránh bão khẩn cấp trong phạm vi nội thành Đà Nẵng.
Miền Trung gió mạnh do bão số 6 (bão Trà Mi)
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, lúc 10 giờ hôm nay 27.10, vị trí tâm bão số 6 (bão Trà Mi) ở vào khoảng 16.3 độ vĩ bắc; 108.2 độ kinh đông, nằm trên vùng ven biển Đà Nẵng đến Thừa Thiên - Huế.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 6, tại đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9; đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam) có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10; đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cấp 6, giật cấp 7; Nam Đông (Thừa Thiên - Huế) gió mạnh cấp 7; Thừa Thiên - Huế gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; Bà Nà (Đà Nẵng) gió mạnh cấp 6, giật cấp 13.
Khu vực từ Quảng Bình - Đà Nẵng đã có mưa to, lượng mưa phổ biến từ 50 - 150 mm, có nơi mưa to trên 250 mm.
Dự báo, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây tây nam, tốc độ khoảng 10 - 15 km/giờ và đổ bộ khu vực từ Đà Nẵng đến Thừa Thiên - Huế rồi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Khi nào bão số 6 (Trà Mi) tác động đất liền mạnh nhất?
Khắp nơi cây đổ vì bão
Sáng 27.10, khi bão số 6 (bão Trà Mi) dần đổ bộ vào đất liền, tại Thừa Thiên - Huế ghi nhận mưa kèm gió lớn, ban đầu đã gây ra nhiều thiệt hại.
Sáng 27.10, khi bão số 6 (bão Trà Mi) áp sát đất liền Đà Nẵng gây nên những đợt sóng lớn ở cửa sông Hàn.
Ghi nhận của PV Thanh Niên lúc 7 giờ sáng nay 27.10, tại TP.Đà Nẵng có mưa to và gió rít mạnh từng cơn khi bão số 6 (bão Trà Mi) áp sát đất liền. Cụ thể, tại khu vực như cầu vượt Hòa Cầm, đường Lê Đại Hành (Q.Cẩm Lệ), đường Võ Nguyên Giáp, Hoàng Sa, Trường Sa, Phạm Văn Đồng (Q.Sơn Trà) gió mạnh đã gây gãy đổ nhiều cây xanh.
Ghi nhận của PV Thanh Niên, sóng cao từ 2-3m đã đánh hư hỏng nhiều đoạn vỉa hè tại đường Như Nguyệt (Q.Hải Châu). Khu vực vỉa hè ven sông Hàn nhiều thiết bị hư hỏng, gạch lát vỉa hè bị sóng đánh trôi khắp lòng đường, một số đoạn còn đọng nước khiến phương tiện di chuyển khó khăn.
Hiện lực lượng chức năng Q.Hải Châu, Sở GTVT TP.Đà Nẵng đã rào chắn, cấm phương tiện di chuyển qua khu vực đường Như Nguyệt (đoạn phía tây cầu Thuận Phước).
Dưới đây là ghi nhận của PV Thanh Niên bão số 6 gây ảnh hưởng một số tỉnh miền Trung:
Còn tại Quảng Trị, Đồn biên phòng Triệu Vân (H.Triệu Phong, Quảng Trị) cho biết, bão Trà Mi làm cột điện bị đổ tại thôn Ba Tư, xã Triệu Lăng. Hiện tại địa bàn 3 xã Triệu Lăng, Triệu Vân, Triệu An bị mất điện.
Mực nước các huyện miền núi Quảng Trị dâng cao gây chia cắt giao thông
Do ảnh hưởng của bão số 6 (bão Trà Mi), địa bàn tỉnh Quảng Trị đang xảy ra mưa lớn tại nhiều địa phương, mực nước tại các ngầm tràn, sông, suối ở các huyện miền núi dâng cao gây chia cắt giao thông.
Sáng 27.10, thông tin từ Đồn Biên phòng Thanh (H.Hướng Hóa, Quảng Trị) cho biết, trên địa bàn có mưa lớn kéo dài từ tối qua đến sáng nay đã khiến mực nước tại các ngầm tràn ở xã Húc, xã Lìa dâng cao và chia cắt giao thông, đơn vị đã tiến hành hỗ trợ người dân chống ảnh hưởng của bão hiệu quả, an toàn.
Tại xã Hướng Lập, chính quyền địa phương cũng đã vận động người dân sống trong khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở tạm thời di chuyển đến khu vực an toàn.
Tại H.Đakrông, mực nước tại cầu tràn Đakrông đã dâng cao khoảng 1,2 m gây chia cắt giao thông, lực lượng chức năng đã gắn biển cảnh báo người dân không qua lại khu vực này để tránh xảy ra nguy hiểm.
Lúc 10 giờ ngày 27.10, UBND TP.Đà Nẵng cho biết, để ứng phó với bão Trà Mi, UBND TP đã thành lập Ban Chỉ huy tiền phương thành phố Đà Nẵng ứng phó với bão và mưa lớn do bão gây ra. Trưởng ban là ông Hồ Kỳ Minh – Phó chủ tịch Thường trực UBND thành phố. Địa điểm tại hội trường số 1 – Tầng 2, Trung tâm Hành chính thành phố; thời gian làm việc bắt đầu từ 7 giờ ngày 27.10 đến 10 giờ ngày 28.10.
Bão Trà Mi gây thiệt hại ở Thừa Thiên - Huế
Sáng 27.10, khi bão số 6 (bão Trà Mi) dần đổ bộ vào đất liền, tại Thừa Thiên - Huế ghi nhận mưa kèm gió lớn, ban đầu đã gây ra nhiều thiệt hại.
Dưới đây là ghi nhận của PV Thanh Niên về bão số 6 tại Thừa Thiên - Huế:
Bão Trà Mi hoành hành: VPF hoãn trận Đà Nẵng gặp Hải Phòng, dời ngày khác
Sáng 27.10, khi bão số 6 (bão Trà Mi) dần đổ bộ vào đất liền, tại Thừa Thiên - Huế ghi nhận mưa kèm gió lớn, ban đầu đã gây ra nhiều thiệt hại.
Dưới đây là ghi nhận của PV Thanh Niên về bão số 6 tại Thừa Thiên - Huế:
Bình luận (0)