Trương Mỹ Lan đồng ý giao 649 tài sản để giải quyết vấn đề của SCB

Trương Mỹ Lan đồng ý giao 649 tài sản để giải quyết vấn đề của SCB

13/03/2024 13:42 GMT+7

Tại phiên tòa sơ thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát, bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) liên tục phủ nhận cáo buộc vai trò chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động của SCB. Bị cáo này cũng khai sẽ "nỗ lực" tìm tài sản để khắc phục hậu quả của vụ án, giảm thiệt hại cho SCB.

Ngày 12.3.2024, các luật sư bắt đầu thẩm vấn trong phiên tòa xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HQĐT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 85 bị cáo khác trong vụ án sai phạm tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (tức SCB), Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và nhiều tổ chức khác.

Theo cáo trạng, từ năm 2012 - 2022, với việc nắm gần như tuyệt đối cổ phần tại SCB (91,5%), bị cáo Trương Mỹ Lan thao túng toàn bộ hoạt động của SCB, để rút 1 triệu tỉ đồng tại ngân hàng. Từ đó, bị cáo Lan tham ô hơn 304.000 tỉ đồng nợ gốc, và hơn 129.000 tỉ đồng lãi suất phát sinh từ nợ gốc; gây thiệt hại cho ngân hàng hơn 64.000 tỉ đồng. Thiệt hại này đã được cơ quan tố tụng tính theo hướng có lợi cho các bị cáo, sau khi trừ đi giá trị đảm bảo tài sản cho các khoản vay.

Trương Mỹ Lan đồng ý giao 649 tài sản để giải quyết vấn đề của SCB

Để làm rõ vai trò của bị cáo Trương Mỹ Lan trong SCB, luật sư của bị cáo này đề nghị một số cựu lãnh đạo SCB trình bày rõ về việc các bị cáo nhận chỉ đạo bằng miệng hay văn bản từ bị cáo Lan về việc lập hồ sơ vay khống rồi rút tiền của SCB.

Cựu Phó tổng giám đốc SCB Trần Thị Mỹ Dung trình bày các hồ sơ vay của nhóm bà Lan trên bề mặt hồ sơ là không sai nhưng thực tế là sai. Các hoạt động theo hồ sơ vay đều không có thật, ví dụ như Công ty Lavifood bản chất là có hoạt động kinh doanh nhưng về dòng tiền là do bà Lan sử dụng. Bị cáo cũng thừa nhận mình có sai trong việc cho vay không theo sát dòng tiền nên không biết cụ thể tiền sử dụng như thế nào. Bị cáo Dung khai các chỉ đạo liên quan vay, giải ngân đều là chỉ đạo miệng.

Cựu Phó tổng giám đốc SCB Trương Khánh Hoàng khai: "Chị Lan là người đỡ đầu cho SCB".

Ký tự "HSTT - Hội sở tiếp thị" trên hệ thống dữ liệu Core Banking tại SCB chỉ các khoản vay của nhóm Vạn Thịnh Phát đã hình thành trước khi bị cáo Trương Khánh Hoàng tham gia vào ngân hàng. Tức các khoản vay này sẽ được giải ngân trước, sau mới hoàn thiện hồ sơ cho phù hợp.

Trong khi đó, bị cáo Trương Mỹ Lan liên tục phủ nhận cáo buộc là người đứng đầu, nắm quyền chi phối toàn bộ hoạt động của SCB.

Khi luật sư Trần Minh Hải, là người bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan, hỏi bị cáo về việc có đồng ý giao 649 tài sản thuộc quyền thụ hưởng của bị cáo, hiện đang do SCB để khấu trừ thiệt hại không. Bị cáo Lan đồng ý "cho SCB mượn tài sản để giải quyết vấn đề tài chính", nhưng đề nghị phải định giá đúng giá trị tài sản.

Vụ án Trương Mỹ Lan: Cựu phó tổng SCB nhận sai trong khoản vay ngàn tỉ

Liên quan đến 649 tài sản này, cáo trạng thể hiện quá trình tạo lập các hồ sơ vay vốn để rút tiền của SCB, bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã đưa 1.166 mã tài sản để đảm bảo cho 1.284 khoản vay, tổng giá trị tài sản đảm bảo đã bị nâng khống ghi nhận trên sổ sách là hơn 1,2 triệu tỉ đồng.

649 tài sản này chính là những tài sản được Công ty đấu giá Hoàng Quân xác định là cổ phần, cổ phiếu, quyền tài sản, bất động sản không đủ hồ sơ pháp lý tài sản, một số tài sản không thuộc phạm vi định giá lại cũng như một số tài sản không có hợp đồng thế chấp hay cầm cố, hợp đồng thế chấp chưa được công chứng, tài sản chưa đăng ký giao dịch đảm bảo đúng quy định.

Bên cạnh đó, theo bị cáo Trương Mỹ Lan, bị cáo không gây thiệt hại cho SCB, nhưng cam kết đưa tài sản của mình vào để giúp SCB khắc phục hậu quả.

Xem nhanh 12h ngày 14.3: Trương Mỹ Lan không nhớ đã cho bao nhiêu tiền | Sân bay Long Thành cần 12.000 lao động

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.