Tuyến phố ở Hà Nội từng bị phá bậc thềm lấn vỉa hè bây giờ ra sao?

28/02/2023 16:03 GMT+7

Sau 6 năm bị lực lượng chức năng phá dỡ bậc thềm vi phạm, nhiều ngôi nhà trên phố Xã Đàn (Hà Nội) vẫn giữ nguyên hiện trạng, sử dụng thêm cầu tạm bằng thép; cũng có trường hợp xây lại, tái lấn chiếm vỉa hè.

Theo ghi nhận của Thanh Niên tại phố Xã Đàn (Q.Đống Đa, Hà Nội) vào ngày 28.2, sau khi bậc tam cấp bị phá dỡ, nhiều ngôi nhà có cốt nền cao đã xây lại bậc thềm lấn vỉa hè hoặc dùng cầu tạm bằng thép để đi lại phục vụ nhu cầu kinh doanh, sinh hoạt.

Tuyến phố ở Hà Nội từng bị phá bậc thềm lấn vỉa hè bây giờ ra sao? - Ảnh 1.

Nhiều hộ kinh doanh đã xây lại bục xi măng để phục vụ đi lại do nền nhà xây quá cao

NGUYỄN TRƯỜNG

Trên phố Xã Đàn, phần vỉa hè tính từ vạch sơn trắng vào đến các ngôi nhà được người dân dựng xe máy ngay ngắn. Phần diện tích còn lại được để dành cho người đi bộ. Dọc tuyến phố này, thỉnh thoảng vẫn bắt gặp trường hợp lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, buôn bán.

Một hộ kinh doanh trên phố Xã Đàn cho biết, sau khi bậc thềm ngoài cùng bị lực lượng chức năng phá dỡ vào năm 2017, ngôi nhà chỉ còn lại 2 bậc thềm bên trong. Do cốt nền nhà quá cao, đi lại bất tiện nên gia đình đã làm cầu tạm nhỏ gọn bằng thép, thay vì tái lấn chiếm vỉa hè bằng bậc xi măng ốp đá.

Thấy công an phường, người bán hàng dọn sạch vỉa hè Hà Nội trong tích tắc

"Làm bậc tạm bằng sắt đi lại khá bất tiện, không chắc chắn bằng bậc xi măng nhưng tôi cũng không biết nên làm thế nào. Cũng có nhà xây lại bậc thềm để đi lại cho chắc chắn vì bước lên bậc tạm thấy "ghê" chân", người này cho hay.

Theo ông Nguyễn Thanh Lâm, Phó chủ tịch UBND P.Nam Đồng (Q.Đống Đa), tuyến phố Xã Đàn được phường "rất quan tâm" nên mọi vi phạm trật tự đô thị đều được xử lý, đặc biệt là việc xây bục, bệ lấn chiếm vỉa hè. Tuy nhiên, khi giải phóng mặt bằng, do một số nhà có cốt cao độ "không chuẩn" nên xây thêm bậc tam cấp để ra vào.

"Nếu làm hết, xử lý hết thì người dân ra vào nhà rất khó. Phường cũng tạo điều kiện để người dân kinh doanh, sinh hoạt. Nếu người dân xây bậc thềm to quá thì đương nhiên sẽ phải xử lý nghiêm", ông Lâm cho hay.

Trước đó, hồi tháng 3.2017, trong đợt ra quân đồng loạt bảo đảm trật tự giao thông, đô thị, xử lý lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, nhiều ngôi nhà trên phố Xã Đàn có bậc tam cấp lấn chiếm vỉa hè đã bị lực lượng liên ngành phá dỡ. Ở thời điểm này, nhiều nhà dân, hộ kinh doanh đã bắc tạm cầu thang thép, hoặc xếp gạch để đi vào nhà sau khi bậc tam cấp bị phá.

Mới đây, TP.Hà Nội tiếp tục yêu cầu các cơ quan, địa phương ra quân tổng kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự đô thị, trật tự công cộng, trong đó tăng cường xử lý hành vi lấn chiếm lòng đường, hè phố để kinh doanh, buôn bán, trông giữ phương tiện sai quy định; trả lại nguyên trạng hè phố với phương châm lấy lại vỉa hè phong quang, sạch đẹp cho người đi bộ.

Tuyến phố ở Hà Nội từng bị phá bậc thềm lấn vỉa hè bây giờ ra sao? - Ảnh 2.

Người dân sử dụng bậc tạm bằng thép để lên xuống

NGUYỄN TRƯỜNG

Tuyến phố ở Hà Nội từng bị phá bậc thềm lấn vỉa hè bây giờ ra sao? - Ảnh 3.

Một ngôi nhà có bậc thềm lấn vỉa hè trên phố Xã Đàn

NGUYỄN TRƯỜNG

Tuyến phố ở Hà Nội từng bị phá bậc thềm lấn vỉa hè bây giờ ra sao? - Ảnh 4.

Do cốt nền nhà quá cao nên nhiều ngôi nhà đã xây lại bậc thềm bằng xi măng

NGUYỄN TRƯỜNG

Tuyến phố ở Hà Nội từng bị phá bậc thềm lấn vỉa hè bây giờ ra sao? - Ảnh 5.

Một vài bậc thềm nhỏ được xây lại trên vỉa hè phố Xã Đàn

NGUYỄN TRƯỜNG

Tuyến phố ở Hà Nội từng bị phá bậc thềm lấn vỉa hè bây giờ ra sao? - Ảnh 6.

Bậc thềm thò ra khỏi tòa nhà ở địa chỉ số 206 Xã Đàn

NGUYỄN TRƯỜNG

6 năm sau chiến dịch của ông Đoàn Ngọc Hải: vỉa hè quận 1 giờ ra sao?

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.