Tuyển Trung Quốc được đề xuất nhập tịch cầu thủ Việt Nam, Hàn Quốc để tái sinh

Tây Nguyên
Tây Nguyên
05/02/2022 08:58 GMT+7

‘Nếu bạn đẩy mọi thứ cho công việc đào tạo trẻ, và nói về nó trong 10 hay 20 năm nữa, điều đó có nghĩa là bạn đã lâm cảnh bết bát”, nhà báo Liang Ximing đặt ra vấn đề trên tờ Titan Sport khi bình luận về tuyển Trung Quốc hồi sinh bằng cách nào.

Thất bại 1-3 trên sân tuyển Việt Nam ở bảng B vòng loại thứ 3 không những khiến tuyển Trung Quốc tắt cơ hội tranh vé đến VCK World Cup 2022, mà còn đối mặt với làn sóng chỉ trích ngày càng dữ dội hơn. Đó là thất bại đầu tiên của tuyển Trung Quốc trước Việt Nam trong 62 năm qua và nó diễn ra ngay mồng 1 Tết Nguyên đán.

Tuyển Trung Quốc (áo trắng) được đề xuất nhập tịch cầu thủ Việt Nam, Hàn Quốc thay vì Brazil

minh hoàng

Nhiều ý kiến trên truyền thông cho rằng, sự sa sút của bóng đá nam Trung Quốc bắt nguồn từ sự yếu kém đào tạo trẻ, trong khi chính sách nhập tịch không mang lại hiệu quả như mong đợi. Vì vậy, Liang Ximing đặt ra câu hỏi: “Sẽ có ít nhất 2 kỳ World Cup và 3 kỳ Asian Cup trong 10 năm nữa. Giải pháp là gì? Tất nhiên, vấn đề là con người, và phương pháp là: nhập tịch. Tác giả từng phản ứng mạnh nhất chính sách nhập tịch, nhưng ngày nay, với việc tuyển nam Trung Quốc sa sút nghiêm trọng, bóng đá quốc gia không còn hoạt động bình thường, cũng không còn có thể dựa vào sức mình mà tăng trưởng chỉ phụ thuộc vào ngoại lực”.

Trong bài viết, nhà báo trên đưa ra giải pháp: “Lối thoát là thuê một lượng lớn HLV người Hàn Quốc và nhập tịch cho một số lượng lớn các cầu thủ Hàn Quốc và Việt Nam, đồng thời thay máu hoàn toàn cho bóng đá Trung Quốc bằng cách bỏ dần dần thành phần đội tuyển bóng đá nam Trung Quốc hiện tại, cho đến bị loại bỏ hoàn toàn. Trong vòng 10 năm tới, đội tuyển quốc gia sẽ không sử dụng bất kỳ HLV bản địa, không phải vì trình độ, mà tránh những rắc rối từ tình cảm, lợi ích và những vướng mắc đằng sau.

Chẳng phải vì đào tạo trẻ yếu, bóng đá ít, đăng ký chỉ vài nghìn? Có người ở Hàn Quốc, cũng có người ở Việt Nam đăng ký. Hàng trăm nghìn người đã trực tiếp kéo đến. Họ đều ở các quốc gia có sự tương đồng với văn hóa Trung Quốc, nên nhập tịch cầu thủ người Hàn Quốc và Việt Nam thì tiện hơn là Brazil, phải không? Không phải buổi tối ngồi trên băng ghế sân bay, sau đó đăng Weibo trách cứ cái này cái kia! (ý nói đến các cầu thủ nhập tịch người Brazil bị sự cố máy bay trì hoãn ở Hà Lan khi đến Trung Quốc hội quân tuyển quốc gia)”.

HLV người Hàn Quốc Cui Kangxi rất thành công ở bóng đá Trung Quốc

chụp màn hình

Chuyên gia Liang Ximing dẫn chứng, từ những năm 1990, các HLV người Hàn Quốc đến làm việc tại bóng đá Trung Quốc đều như “cá diếc vượt sông”. Có người còn sống lâu năm ở Trung Quốc và trở thành chuyên gia bóng đá Trung Quốc. Từ Choi Eun-taek, Kim Jong-nam, Cha Bum-gen, Park Jong-hwan, đến Lee Jang-soo, Choi Kang-hee, Choi Long-joo, Kim Jong-fu, Zhang Wai-ryong, Kim Ho-bum , Hong Myung-po, Park Tae-ha… trong những năm gần đây có thể được coi là điển hình, nhưng có rất ít người chưa từng chơi bóng Trung Quốc.

Liang Ximing cho biết: “Có rất nhiều ví dụ về việc các HLV người Hàn Quốc được thuê cho các môn thể thao khác ở Trung Quốc, nhưng đội tuyển bóng đá quốc gia đang thiếu một HLV đến từ xứ sở kim chi. Một số HLV người Hàn Quốc có đủ trình độ và kinh nghiệm để huấn luyện tuyển Trung Quốc. Chẳng hạn như Cui Kangxi, người được xem là một thiên tài khi năm 2019, ông đã thay đổi 3 đội liên tiếp ở bóng đá Trung Quốc, và cũng dẫn dắt Shenhua vô địch Cúp quốc gia, từng 2 lần vô địch AFC Champions League trong quá khứ, được đánh giá là HLV xuất sắc nhất châu Á, người quen thuộc với cả bóng đá Trung Quốc và các đối thủ châu lục… Một người như vậy không phải là ứng cử viên thích hợp cho vị trí HLV đội tuyển quốc gia hay sao?".

Tuyển Việt Nam đã có chiến thắng đầu tiên trước Trung Quốc trong 62 năm qua

minh hoàng

"Mời HLV người Hàn Quốc không phải để dạy các kỹ năng và chiến thuật, mà là về cách các cầu thủ địa phương Trung Quốc hành xử, thái độ thi đấu và nghị lực, thứ mà bóng đá Trung Quốc thiếu nhất. Bóng đá Hàn Quốc là thái độ chiến đấu quyết tử bất chấp đối thủ, kể cả khi họ đã thua.

Ở World Cup 1998, tuyển Hàn Quốc vừa trải qua 1 trong những trận thua đậm nhất tại giải này, họ để thua 0-5 trước Hà Lan, HLV Cha Bum-kun bị sa thải vì lý do đó là điều hoàn toàn có lý. Trận cuối cùng giải này dù vô nghĩa do đã bị loại, nhưng tuyển Hàn Quốc vẫn giữ vững quyết tâm, bất chấp chấn thương và chuột rút, đã chiến đấu hết mình trước Bỉ, và cuối cùng cầm hòa đối thủ. Ở World Cup 2018, tuyển Hàn Quốc đã để thua 2 lượt đầu tiên vòng bảng trước Thụy Điển và Mexico, không còn hy vọng đi tiếp, nhưng ở trận đấu cuối cùng gặp Đức, họ vẫn thi đấu sự chăm chỉ, đã nhấn chìm nhà đương kim vô địch để làm nên một trong những kết quả gây sốc nhất lịch World Cup…

Nhiều người hâm mộ hy vọng rằng những người đứng đầu bóng đá Trung Quốc, với những ý tưởng mới toanh và sự táo bạo, sẽ thấm thía những thất bại để chữa bệnh, loại bỏ hoàn toàn tuyển bóng đá nam Trung Quốc hiện nay. Bóng đá Trung Quốc cần sự tái sinh từ tro tàn!”, theo nhà báo Liang Ximing.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.