(TNO) Để gỡ khó và giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tìm kiếm bạn hàng, Bộ Công thương đang có chủ trương khuyến khích các thương vụ VN ở nước ngoài liên hệ và vận động các nhà bán lẻ, phân phối lớn mua hàng của doanh nghiệp VN.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Bảo (ảnh), Tham tán thương mại VN tại Úc, nói cơ hội cơ hội tiêu thụ hàng VN ở thị trường nước ngoài vẫn rất lớn. Tuy nhiên để làm được điều này, doanh nghiệp cần phải tìm cách giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh của hàng hóa.
- Trước chủ trương trên của Bộ Công thương, việc tiếp cận các nhà phân phối ở Úc diễn ra như thế nào, thưa ông?
Úc chỉ có 23 triệu dân nhưng thu nhập trên đầu người của họ đạt 60.000 USD/năm. Năm ngoái Úc nhập khẩu lượng hàng hóa đạt giá trị 311 tỉ USD.
Như tôi đã nói, mình vận động các nhà phân phối lưu ý tiếp cận và mua hàng VN không phải là việc khó. Bởi Úc hiện có nhu cầu nhập khẩu rất lớn những mặt hàng mà VN có thế mạnh. Nhưng vấn đề sản phẩm của chúng ta có cạnh tranh nổi với sản phẩm cùng loại của các nước khác không.
Hai nhà phân phối lớn ở Úc là Coles và Woolworths chiếm 1/3 thị phần bán lẻ ở Úc. Các chuỗi siêu thị này còn có một loạt các cửa hàng bán lẻ. Nếu mình tiếp cận được hệ thống siêu thị này sẽ rất tốt trong việc tiêu thụ hàng cho doanh nghiệp VN.
- Đánh giá của các nhà phân phối ở Úc đối với hàng VN như thế nào?
Họ cũng có quan tâm và mua hàng của mình. Nhưng tôi hơi ngạc nhiên là nhiều doanh nghiệp của VN không mặn mà lắm, trừ những doanh nghiệp lớn làm ăn bài bản. Bằng chứng là số lượng hồ sơ của doanh nghiệp giới thiệu hàng hóa gửi cho các nhà phân phối rất ít. Từ đó con số mua hàng mà các hệ thống phân phối ở nước ngoài mua hàng VN rất ít.
|
Thực tế có nhà phân phối khen hàng VN chất lượng tốt, nhưng giá bán cao do đó khó cạnh tranh. Còn những đơn hàng nhỏ từ Úc thì doanh nghiệp VN lại không mặn mà.
- Doanh nghiệp nên chú trọng xuất các mặt hàng nào sang Úc để nâng cao tính cạnh tranh?
Vấn đề không phải là tập trung vào mặt hàng gì. Các mặt hàng VN sử dụng nhiều lao động đều là những mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu cả. Vấn đề là mình phải nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm so với sản phẩm cùng loại của các nước khác. Đơn cử như hạt điều VN chiếm 70% thị phần ở Úc và không có đối thủ.
Khó khăn lớn nhất là phát triển thị trường Theo thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, khó khăn đầu tiên cho xuất khẩu năm 2013 của doanh nghiệp VN nằm trong khâu phát triển thị trường, tìm kiếm đối tác, đầu ra cho xuất khẩu. Nguyên nhân là do hầu hết các thị trường xuất khẩu trọng điểm của VN như Mỹ, EU, Nhật Bản... đều đang gặp khó khăn. Trong khi đó, ở trong nước, nợ xấu và hàng tồn kho là hai điểm nghẽn của nền kinh tế, ảnh hưởng đến tăng trưởng xuất khẩu của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, thời gian tới, các thương vụ cần tích cực hỗ trợ đoàn doanh nghiệp VN sang khảo sát thị trường và quảng bá các sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp VN. |
Trung Hiếu
>> Tiêu thụ nhiều nhưng hàng tồn kho không giảm
>> Kiến nghị Chính phủ giải quyết hàng tồn kho và nợ xấu
>> “Hàng tồn kho ăn hết vốn doanh nghiệp”
>> Kinh tế VN rơi vào giảm phát: Doanh nghiệp tắc thở vì hàng tồn kho
>> Xuất khẩu thủy sản giảm 31%
>> Nhiều mặt hàng xuất khẩu tiếp tục giảm giá
>> Xuất khẩu tôm đang “sống nhờ” vào nguyên liệu nhập
>> “Đói” hợp đồng, giá gạo xuất khẩu có xu hướng giảm
>> Yêu cầu các nước đăng ký xuất khẩu rau quả vào Việt Nam
Bình luận (0)