Mỹ đã gửi tới Ukraine gần 2.000 hệ thống tên lửa phòng không tầm nhiệt vác vai Stinger do hãng Raytheon sản xuất, và cam kết sẽ gửi thêm.
FIM-92 Stinger được sản xuất lần đầu tiên vào năm 1978 và đã được nâng cấp nhiều lần.
Không thể ứng dụng in 3D và tự động hóa trong sản xuất Stinger vì nếu làm như vậy sẽ phải thiết kế lại vũ khí, và phải trải qua quy trình chứng nhận kéo dài.
Vì vậy, phải tổ chức chế tạo tên lửa giống như cách đây 4 thập niên.
Ông Kremer cho biết công ty đang đưa những nhân viên đã nghỉ hưu ở độ tuổi 70 trở lại làm việc và họ đang sử dụng các bản thiết kế đã có từ hàng chục năm trước.
Công ty cũng đang thiết kế lại một số thành phần của vũ khí vì các thiết bị điện tử được sử dụng trong tên lửa đã lỗi thời.
Nhà phân tích quân sự Allan Orr cho biết "số tên lửa Stinger [mà Ukraine có] trên thực tế đã cạn, Nga đã biết điều này".
Ông nói điều này đã cản trở cuộc phản công của Ukraine vì nếu không có không quân yểm trợ, các lực lượng của Ukraine không thể vượt qua được bãi mìn và pháo binh của Nga.
Và nếu không có cả Stinger thì binh sĩ và trang thiết bị của Ukraine sẽ trở thành mục tiêu cho máy bay trực thăng tấn công của Nga.
Vì vậy, chuyên gia Orr nhận định tên lửa Stinger hiện đóng vai trò then chốt trong cuộc phản công của Ukraine.
Thông báo về việc Mỹ cung cấp Stinger cho Ukraine được đưa ra trong bối cảnh một cuộc khảo sát mới của Reuters/Ipsos cho thấy gần 2/3 người Mỹ ủng hộ việc cung cấp vũ khí cho Kyiv.
Bình luận (0)