'Vạch kẻ đường' thu hút hàng ngàn lượt chia sẻ, bình luận

Phạm Hữu
Phạm Hữu
02/12/2019 20:18 GMT+7

Một dự án về xây dựng văn hóa giao thông phi lợi nhuận của nhóm KO Còi dành cho cộng đồng với những hình ảnh được vẽ biếm họa đang được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội .

Dừng xe ngay trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, ép người đi bộ đi không đúng luật của mình hoặc một số tài xế thích “so găng” ngay trên đường khi có va chạm... là những nội dung được thể hiện trong bộ ảnh biếm họa của nhóm nghệ sĩ trẻ ở cả 3 miền đất nước cùng thực hiện.
Bộ ảnh “vạch kẻ đường” được công bố trên mạng xã hội tuần qua của nhóm KO Còi đã nhận được sự ủng hộ của cộng đồng mạng với hơn 1.000 lượt chia sẻ và bình luận. Trong đó, một số người cho rằng đâu đó trong mỗi bức ảnh có hình bóng mình vì đã từng vi phạm luật giao thông như vậy.
Chia sẻ với phóng viên Thanh Niên, Thắng Sói (tên thật là Lê Thế Thắng, ở Hà Nội) một trong những thành viên đồng sáng lập Fanpage KO Còi, cho hay page hoạt động cộng đồng với tiêu chí phi lợi nhuận với nhóm “bộ tứ” Thắng Sói, Phạm Thành Long, Cương Trần và hoạ sĩ Phan Nguyễn thực hiện.

Người dân lấn chiếm vỉa hè để buôn bán bất chấp nguy hiểm

KO Còi

“Chúng tôi tổ chức một nhóm người chụp ảnh ở 3 miền đất nước. Sau đó nhóm chụp lại những khoảnh khắc giao thông, vẽ biếm họa rồi đưa lên Fanpage nhằm phản ánh những hành vi vi phạm luật giao thông, từ đó góp phần làm thay đổi thói quen tham gia giao thông chưa đúng của một số người”, thành viên Thắng Sói chia sẻ.
Để ra một sản phẩm ảnh biếm họa, các thành viên chia nhau từng công việc cụ thể từ bàn bạc ý tưởng, chụp ảnh, xử lý hậu kỳ, chọn ảnh và cuối cùng là vẽ tranh lên chính những bức ảnh đã chụp. Những bức ảnh được nhóm chụp lại hoàn toàn ngẫu nhiên trong những lần đi trên đường.
Trong chủ đề “vạch kẻ đường” lần này nhóm đã mất khoảng một tuần để hoàn thành. Những bức ảnh được chụp tại nhiều con đường ở Hà Nội, TP.HCM

Bức ảnh này phản ánh người đi bộ không đi đúng phần đường dành cho mình

KO Còi

Nói về ý nghĩa của chủ đề “vạch kẻ đường”, thành viên Thắng Sói chia sẻ: “Giao thông ở Việt Nam ngày càng đông người tham gia, phần đường dành cho người đi bộ hay bị lấn chiếm... Do đó nhóm chúng tôi muốn truyền đạt thông điệp đến người đi bộ và cả người đi xe”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.