Vì sao cướp biển ngày càng lộng hành ở vịnh Guinea?

31/01/2021 14:00 GMT+7

Vụ bắt cóc 15 thủy thủ vào cuối tuần trước chỉ là vụ cướp biển mới nhất đang gia tăng ở Vịnh Guinea, Tây Phi - nhưng những tên cướp biển này là ai, tại sao ngày càng có nhiều vụ tấn công hơn, và những gì đang được thực hiện để chống lại chúng?

Cướp biển đang tăng cường hoạt động tại Gopher Guinea, Tây Phi, gần đây nhất là giết chết một thủy thủ và bắt cóc 15 người từ một tàu container của Thổ Nhĩ Kỳ. Theo các chuyên gia, những nhóm này đến từ vùng đồng bằng sông Niger đầy biến động của Nigeria, là vùng sản xuất xăng dầu lớn, đồng thời cũng kém phát triển, ô nhiễm và tỷ lệ thất nghiệp cao.
Đợt sụt giảm giá dầu hồi năm 2020 và hai cuộc suy thoái kinh tế trong vòng 5 năm của Nigeria làm đời sống của người dân bị ảnh hưởng nặng nề. Các hoạt động bất hợp pháp như trộm cắp dầu mỏ và cướp biển lôi cuốn rất nhiều kẻ khát tiền.

Một con tàu chở đầy nhiên liệu tinh chế bị bắt giữ vì bị nghi ngờ là cướp biển tại một cầu cảng quốc phòng ở thành phố Lagos (Nigeria), ngày 20.8.2013

Reuters

Những con lạch chảy qua vùng đầm lầy tạo ra một lối thoát cho cướp biển, cũng như nơi giam giữ các thủy thủ bị bắt cóc. Bên cạnh đó, các nhóm trộm cắp hàng hóa và dầu cũng nhận ra rằng các công ty sẽ trả những khoản tiền chuộc lớn. Trong năm 2020, cướp biển vùng Vịnh đã bắt giữ 130 thuyền viên trong 22 vụ cướp trong khi ở mọi vùng khác chỉ xảy ra tổng cộng 5 vụ.
Vịnh Guinea giáp ranh với 20 quốc gia và là nơi có tuyến đường vận tải hàng hóa chính trong một khu vực có nhu cầu nhập khẩu cao. Cuộc tấn công của cướp biển vào cuối tuần rồi có thể sẽ gia tăng áp lực buộc Nigeria phải hành động khẩn cấp.

Lực lượng Hải quân Nigeria đi tuần tra trên biển

Getty Images

Quốc gia này đưa ra sáng kiến Deep Blue (Xanh thẳm) để phát triển giám sát và an ninh hàng hải và năm 2020 đã có bản án đầu tiên theo luật chống cướp biển mới.
Ngoài ra, 25 quốc gia trong khu vực đạt thỏa thuận phối hợp chống cướp biển vào năm 2013. Nhưng hầu hết các nước trong khu vực cấm hải quân quốc tế hoặc lực lượng an ninh tư nhân vũ trang trong vùng biển của mình. Hiệp hội Thương mại Vận tải biển (PIMCO) nói rằng cần có một hoạt động phối hợp thực thi pháp luật quốc tế khẩn cấp.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.