Chính vì điều đó nên những nơi có lịch học quá sớm đang mâu thuẫn với đặc trưng sinh học của cơ thể ở tuổi dậy thì. Ở phần lớn thanh thiếu niên, hoóc môn melatonin, loại hoóc môn điều tiết chu kỳ giấc ngủ, sẽ bắt đầu được cơ thể tiết ra từ 23 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau, theo Mirror.
tin liên quan
Đột quỵ không 'chừa' người trẻ tuổi, khỏe mạnhNhiều trường hợp người trẻ tuổi, đang khỏe mạnh, không bệnh tật cũng có thể bị đột quỵ bất cứ lúc nào mà không hề có dấu hiệu báo trước. Con số bệnh nhân đột quỵ trẻ tuổi đang gia tăng ở các bệnh viện.
Điều này có nghĩa là nhiều thanh thiếu niên chỉ có thể bắt đầu đi ngủ từ 23 giờ đêm và chỉ có thể tỉnh táo sau 8 giờ sáng, khi cơ thể ngừng tiết hoóc môn melatonin. Do đó, việc yêu cầu các em phải ngủ trước 23 giờ và thức trước 8 giờ sáng đều sẽ ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể ở tuổi này.
Các nhà khoa học cũng cho biết hoóc môn melatonin sẽ tiếp tục được cơ thể tiết ra theo khung giờ như thế cho đến những năm các em 20 tuổi.
tin liên quan
5 triệu chứng 'tố cáo' bạn thiếu vitamin DTừ bệnh cảm lạnh thường xuyên đến đau nhức… là các triệu chứng của thiếu hụt vitamin D, nhưng nhiều chuyên gia sức khỏe có thể không tìm ra đúng nguyên nhân gây bệnh là thiếu vitamin D.
Việc phải ngủ quá sớm hay dậy quá sớm sẽ khiến đồng hồ sinh học cơ thể bị phá vỡ, gây ảnh hưởng đến các kết nối não cũng như khả năng tập trung của não bộ, các chuyên gia cho biết.
Tiêu chuẩn ở tuổi dậy thì là các thanh thiếu niên phải ngủ đủ 9 tiếng/đêm để đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể đang lớn. Các nghiên cứu ở Mỹ cho thấy bị mất ngủ ở thanh thiếu niên, tức ngủ ít hơn 8 tiếng/đêm, sẽ làm tăng nguy cơ lạm dụng rượu, thuốc lá và ma túy. Trong khi đó, nếu ngủ ít hơn 9 tiếng/đêm sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ bị trầm cảm, theo Mirror.
tin liên quan
Trị mụn bằng cách cho... con đỉa hút mụn trứng cáMột cơ sở chăm sóc sắc đẹp ở Trung Quốc đã áp dụng cách trị mụn trứng cá kỳ lạ. Họ đặt các con đỉa lên mặt người bị mụn và cho chúng hút mụn ra.
Bình luận (0)