Một quan chức Mỹ cấp cao cảnh báo nhiều cường quốc nước ngoài, đặc biệt là Nga, Trung Quốc và
Iran sẽ dùng “các biện pháp gây ảnh hưởng bí mật lẫn công khai” để làm lung lay các cử tri Mỹ. Theo các cơ quan tình báo Mỹ, mỗi quốc gia trong số 3 cường quốc trên đều có khả năng và mục tiêu riêng.
Nga có can thiệp bầu cử Mỹ?
Theo các cơ quan tình báo Mỹ, Nga nỗ lực tạo lợi thế phiếu bầu cho ông Donald Trump, tạo điều kiện cho các cuộc họp giữa đội ngũ của ông Trump và các quan chức Nga, thực hiện tấn công mạng chống lại chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton và phe Dân chủ, nhắm mục tiêu vào dữ liệu cử tri và nỗ lực khuếch trương các thông tin sai lệch và tư liệu đảng phái lên mạng Internet.
Nga và Tổng thống Vladimir Putin liên tục phủ nhận can thiệp bầu cử Mỹ.
|
Hồi tháng 9.2020, một Ủy ban Thượng viện do đảng Cộng hòa lãnh đạo đã ủng hộ nhận định
Nga muốn ông Trump thắng cử, kết luận rằng chiến dịch của ông Trump là một mục tiêu dễ dàng cho giới tình báo nước ngoài nhưng không cáo buộc âm mưu tội phạm.
Cụ thể trong kỳ bầu cử năm 2020, ông William Evanina, giám đốc Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia Mỹ nhận định Nga “có nhiều biện pháp chủ yếu để bôi nhọ cựu phó tổng thống Biden”.
Còn theo Giám đốc FBI Christopher Wray, Nga chưa từng ngừng
can thiệp tình hình chính trị Mỹ. Ông lên án những nỗ lực can thiệp kỳ bầu cử Quốc hội năm 2018 là “cuộc diễn tập cho kế hoạch lớn năm 2020”.
Nga liên tục phủ nhận
can thiệp bầu cử Mỹ. Đầu năm nay, phát ngôn viên Điện Kremlin chỉ trích các cáo buộc liên quan đến nỗ lực can thiệp là “hoang tưởng” và “không liên quan gì đến sự thật”.
Giới chuyên gia cho rằng dù Nga có muốn ông Trump tái đắc cử hay không, thì nước này vẫn còn một mục tiêu lớn hơn là gây bất ổn cho các đối thủ bằng cách gieo rắc sự nhầm lẫn.
Trung Quốc là mối đe dọa lớn
Theo ông William Evanina, giám đốc Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia Mỹ,
Trung Quốc không mong muốn Tổng thống Trump, người bị Trung Quốc coi là khó đoán – tái đắc cử”.
“
Trung Quốc đang mở rộng nỗ lực ảnh hưởng để định hình môi trường chính sách ở Mỹ, gây áp lực lên các nhân vật chính trị bị xem là trái ngược với lợi ích của Bắc Kinh, và chống lại những lời chỉ trích của
Trung Quốc,” theo ông Evania.
Quan hệ Mỹ - Trung Quốc hiện đã rơi xuống mức thấp nhất với các xung đột về vấn đề đại dịch Covid-19 đến luật an ninh quốc gia gây tranh cãi ở Hồng Kông.
|
Dù
Trung Quốc có nhiều cách tinh vi để tác động lên các ý kiến như các “trại nội dung, đội ngũ bình luận ‘dạo’, các tài khoản và nhân vật ảo trên các
mạng xã hội”, hiện vẫn chưa rõ Bắc Kinh đã thực sự chuẩn bị đến mức nào.
Ông Evanina cho rằng “Trung Quốc sẽ tiếp tục cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích của hành động gây hấn”.
Trung Quốc đã phủ nhận can thiệp vào các công việc nội bộ của các nước khác, khẳng định mình “không quan tâm và không sẵn sàng làm như vậy”.
Iran ít gây lo ngại hơn
Ông William Evanina, giám đốc Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia Mỹ, cho rằng
Iran không ủng hộ Tổng thống Trump tái đắc cử vì điều này sẽ khiến “Mỹ tiếp tục gây áp lực buộc Iran thay đổi chế độ”
Cụ thể, Iran sẽ tập trung gây “ảnh hưởng trực tuyến, chẳng hạn như phát tán thông tin sai lệch trên mạng xã hội và luân phiên công bố các nội dung chống Mỹ.”
Về mặt ảnh hưởng và chính sách liên quan, Iran không được đánh giá nổi bật trong kỳ bầu cử Mỹ như Nga hay Trung Quốc.
|
Theo tập đoàn Microsoft, các
tin tặc có quan hệ với Nga, Trung Quốc và Iran, đang theo dõi các nhân vật then chốt liên quan đến bầu cử Mỹ. Ngoài ra, Phosphorus, một nhóm tấn công mạng ở Iran, đã không thành công khi tìm cách truy cập tài khoản của các quan chức Nhà Trắng và trưởng chiến dịch tranh cử của ông Trump hồi tháng 5 và tháng 6 năm nay.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran lên án báo cáo của Microsoft là “kỳ quặc”. Iran cũng khẳng định không quan tâm về việc ai là người sẽ giành được nắm quyền
tổng thống tại Nhà Trắng.
Bình luận (0)