Tự động phát
Các nhân viên đường sắt Myanmar hưởng ứng lời kêu gọi đình công nhằm làm tê liệt các doanh nghiệp chính phủ. Chiến dịch này bắt đầu từ tháng 2.2021 sau khi quân đội Myanmar chiếm quyền kiểm soát đất nước, bắt giữ Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và các quan chức chính phủ dân cử.
Tại Mandalay, thành phố lớn thứ 2 Myanmar, cũng diễn ra biểu tình ngồi trong ngày 10.3. Lực lượng an ninh Myanmar ngày càng mạnh tay trấn áp các cuộc biểu tình hằng ngày, khiến quốc gia này rơi vào tình trạng hỗn loạn.
|
Một báo cáo cho rằng đã có hơn 60 người biểu tình thiệt mạng và 1.900 người bị bắt từ sau chính biến hồi đầu tháng 2.
Ngày 9.3, ông Zaw Myat Linn, một quan chức của đảng Liên minh vì Dân chủ (NLD) do bà Suu Kyi lãnh đạo, tử vong trong thời gian bị bắt giữ. Đây là quan chức đảng thứ 2 qua đời khi đang bị giam giữ chỉ trong vài ngày qua.
|
Cùng ngày, cảnh sát Myanmar cũng đàn áp các kênh truyền thông độc lập, lục soát 2 tòa soạn báo và bắt giữ 2 phóng viên.
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 10.3 đã ra tuyên bố lên án nạn bạo lực chống lại những người biểu tình ôn hòa ở Myanmar, kêu gọi quân đội kiềm chế tối đa và nhấn mạnh hội đồng "đang theo dõi sát sao tình hình". Trong tuyên bố trên, Hội đồng Bảo an kêu gọi quân đội Myanmar “thả ngay lập tức những người bị bắt một cách tùy tiện”.
|
Tuy nhiên, Hội đồng Bảo an không lên án cuộc chính biến trên là cuộc đảo chính hay đe dọa có thêm hành động, do có sự phản đối của Trung Quốc và Nga. Hai quốc gia này lâu nay xem cuộc chính biến là chuyện nội bộ của Myanmar.
Myanmar
bạo lực
chính biến Myanmar
Quân đội Myanmar
biểu tình Myanmar
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc
Bình luận (0)