Tự động phát
Cả thế giới chú tâm theo dõi việc giải cứu con tàu bị mắc cạn tại Kênh đào Suez – tuyến đường vận chuyển chiếm 15% vận tải hàng hải toàn cầu.
Tàu Ever Given chắn ngang kênh đào này trong gần 1 tuần, khiến nhiều tàu bị kẹt lại quanh tuyến đường thủy quan trọng này.
|
Hoạt động giải cứu, cụ thể là làm nổi con tàu Ever Given, chính là một thử thách rất lớn, và nó đều liên quan đến vật lý, theo ông Peter Berdowski, Giám đốc điều hành công ty Boskalis.
Boskalis là công ty chủ quản của công ty Hà Lan Smit Salvage, doanh nghiệp có đóng góp chủ yếu trong nỗ lực giải cứu con tàu.
“Việc giải cứu con tàu đều liên quan đến việc sử dụng vật lý, và hầu hết các định luật vật lý không khó khăn đến thế, có thể nói là vậy, nhưng sự khéo léo ở đây chính là phải khiến nó thuận theo ý của bạn chứ không phản lại bạn, và đó là những gì chúng tôi đã thực hiện,” ông Berdowski nhận định.
Con tàu dài gần 400 mét đã bị mắc kẹt chéo về phía nam của con kênh.
Đã có ít nhất 8 tàu kéo được sử dụng để đẩy và kéo con tàu khỏi bờ kênh, với sự trợ giúp của máy tời từ chính con tàu Ever Given.
Bên cạnh đó, việc xúc cát xung quanh con tàu chỉ mang đến tác động nhỏ. Máy đào đã xúc đất ở phần mũi tàu, và hai máy xúc khác cũng được triển khai.
|
Nhiều nguồn tin cho biết nước dằn tàu, được dùng để giúp giữ thăng bằng tàu, cũng được xả bớt đi trong lúc giải cứu.
“Chúng tôi đã có kế hoạch B, trong đó chúng tôi sẽ phun nước bên dưới tàu. Vì khi sử dụng máy xúc, bạn có thể nạo một chút đất bị kẹt xung quanh tàu nhưng không phải bên dưới tàu, tương tự với máy nạo vét mà họ sử dụng, một lần nữa bạn chỉ đào đất xung quanh tàu chứ không phải dưới tàu. Vì thế chúng tôi ít nhiều đã sử dụng sức nước thủy triều ở con kênh để đẩy con tàu trong lúc chúng tôi kéo nó, và sự kết hợp giữa đẩy và kéo, như chúng tôi hy vọng, cuối cùng cũng đã thành công,” theo ông Peter.
Công ty Smit Salvage đã từng thành công trong nhiều cuộc giải cứu tàu trước đây.
Họ đã hỗ trợ tai nạn tàu Costa Concordia vào năm 2012, và trục vớt tàu chứa xe Baltic Ice vào năm 2015 sau khi con tàu này bị chìm gần cảng Rotterdam.
Trong vụ việc lần này, kênh đào Suez mới là nguyên nhân chính khiến việc giải cứu trở nên chậm trễ khi phải đợi hai tàu kéo đến được nơi xảy ra vụ việc.
Do đó, phải mất gần một tuần để khiến con tàu có thể nổi trở lại.
|
Ông Peter giải thích: “Sự cô lập ở khu vực này lại là đặc điểm quan trọng nhất. Nếu việc này xảy ra tại cảng Antwerp, hay cảng Rotterdam nơi chúng tôi đã từng thực hiện giải cứu, bạn có nhiều tàu ở khắp ngõ ngách, bạn có trục cẩu tàu ở xung quanh, có rất nhiều khả năng mà bạn có thể sử dụng, nên có thể tối ưu hóa kế hoạch A, B, C, D, hoặc thậm chí là Z. Vậy thì, sự khó khăn trong lần này chính là bạn đang thực sự bị mắc kẹt ở một nơi hoang vắng, bị mắc kẹt với một con tàu và không có dụng cụ gì gần đó. Đó là một thử thách lớn, thật sự là như thế.”
Bình luận (0)