Cuộc bầu cử có tác động rất lớn đối với EU. Một khi phe phản đối EU thắng thế thì toàn bộ gói giải pháp đối phó khủng hoảng tài chính đã được EU thông qua sẽ gặp nguy cơ phá sản hoặc đàm phán lại. Xu hướng này còn có thể lây lan sang các thành viên EU khác, đặc biệt là Đức. Chuyện tưởng của riêng Hà Lan nhưng lại là chuyện chung cho cả EU. Chính trường Hà Lan vốn bị chia rẽ và xé lẻ từ nhiều năm nay. Những đảng phái cực đoan và cực hữu có cơ hội trỗi dậy mạnh mẽ trong khi các đảng lớn cứ sa sút dần. Cuộc bầu cử này đã thay đổi thực trạng ấy. Hai đảng lớn là đảng Cánh hữu tự do và đảng Dân chủ Xã hội cùng dẫn đầu trong quốc hội. Các đảng cực đoan, cực hữu đều mất nhiều phiếu bầu. Cử tri Hà Lan đã chọn gửi gắm niềm tin vào EU trong bối cảnh khủng hoảng.
Tuy nhiên, việc thành lập chính phủ mới không đơn giản vì chẳng đảng nào đủ đa số cầm quyền. Đảng Xã hội Dân chủ chấp nhận liên minh với đảng Cánh hữu tự do nhưng đưa ra điều kiện khó khăn là thủ lĩnh của họ làm thủ tướng. Liên minh của một trong hai đảng này với các đảng nhỏ thì chẳng khác gì lặp lại cái vòng luẩn quẩn lâu nay. Vì thế, chưa biết hồi kết của cả việc riêng lẫn chuyện chung trên sẽ như thế nào.
Thảo Nguyên
>> Úc và EU thành lập thị trường mua bán khí thải lớn nhất thế giới
>> Anh sẽ rời bỏ EU?
>> Iran xem thường lệnh cấm vận của EU
>> EU thông qua gói kích thích tăng trưởng
>> EU thông qua gói kích thích tăng trưởng
>> Việt Nam tăng cường quan hệ hợp tác với EU
>> Tây Ban Nha và Cyprus xin EU viện trợ
Bình luận (0)