>> Hàn Quốc tăng cường kiểm soát công ty môi giới hôn nhân
>> Hàn Quốc tăng cường kiểm soát những người lấy vợ ngoại
Vỡ mộng "giấc mơ xứ Hàn"
Một phụ nữ Việt Nam giấu tên hôm 29.5 nói với tờ Korea Times (Hàn Quốc) rằng sau khi đến Hàn Quốc cô mới “vỡ mộng” về ông chồng Hàn.
Ông chồng Hàn, được các tay môi giới quảng cáo là “giàu sang, sẽ nuôi cô, gửi tiền về gia đình cô”, thật ra đang thất nghiệp và “ăn bám”, sống chung với người chị gái, cô dâu Việt cho Korea Times biết.
Mỗi tháng, ông chồng thất nghiệp về thăm cô vợ Việt này được vài ngày, chu cấp cho 20.000 - 30.000 won (370.000 - 550.000 đồng).
Kể cả sau khi sinh được hai đứa con, ông chồng cũng chưa có việc làm và người vợ Việt này phải làm việc ở nông trại để nuôi cả gia đình.
Bà Kim Suck-ju, một người môi giới hôn nhân Hàn Quốc cho Korea Times biết nhiều người môi giới “nói với các cô dâu Việt rằng các ông chồng Hàn sẽ chuyển tiền cho gia đình cô ấy, và đây là những lời hứa hẹn xảo trá, giả dối vì họ không hề nói gì với gia đình ông chồng về chuyện chuyển tiền”.
Những vụ cô dâu Việt bị chồng sát hại dã man hoặc tự sát sau khi đến Hàn Quốc từng gây rúng động cả ở Hàn Quốc và Việt Nam.
Nhưng không chỉ với các cô dâu Việt, nhiều "cô dâu xứ khác" nghe theo những lời dụ dỗ, hứa hẹn “cuộc sống giàu sang khi lấy chồng Hàn Quốc” cũng phải “vỡ mộng” khi đến Hàn Quốc và phải sống bấp bênh nơi xứ người.
|
Không dám về nước vì xấu hổ
Sabina Gurung, một phụ nữ Nepal 22 tuổi, không thể nào quên lần đầu tiên gặp ông chồng Hàn Quốc tại Nepal thông qua một người môi giới hôn nhân hồi năm 2011.
“Lần đầu tiên gặp ông chồng Hàn Quốc, trông ông ta cũng tử tế”, Gurung trả lời phỏng vấn tờ Korea Times. Tên cô cũng đã được Korea Times thay đổi theo yêu cầu cá nhân.
Người môi giới hôn nhân nói với cô Gurung rằng "chồng tương lai của cô" có những thói quen và lối sống tốt và không hút thuốc, uống rượu.
“Người môi giới còn bảo rằng nếu tôi lấy chồng Hàn Quốc, tôi sẽ có xe hơi, nhà riêng, mua sắm thoải mái và ông chồng sẽ gửi tiền về cho gia đình tôi hằng tháng”, Gurung nói với Korea Times.
Theo Korea Times, từ khi còn là một học sinh phổ thông, Gurung từng rất thích đất nước Hàn Quốc. Cô cũng là một người hâm mộ phim truyền hình dài tập của Hàn Quốc, từng mơ ước cưới một ông chồng xứ sở kim chi.
Ông chồng Hàn của Gurung, một người thợ sửa xe hơi 37 tuổi ở thành phố Busan, có thu nhập ổn định. Hai người kết hôn, về Hàn Quốc sống, sau ba ngày quen biết nhau thông qua người môi giới.
Nhưng khi Gurung đến Hàn Quốc, những hứa hẹn về một cuộc sống tốt đẹp từ tay môi giới đã trở thành cơn ác mộng.
Những lúc say xỉn, ông chồng thường đấm đá cô, ép cô phải quan hệ tình dục và kích dục ông ta giống như những gì ông ta xem được trong phim khiêu dâm, theo Korea Times.
Gurung sống cùng chồng và mẹ chồng. Mẹ chồng đối xử với cô như một người giúp việc.
Sau hai năm chịu đựng kiếp sống đọa đày tại nhà chồng, cô bỏ trốn cùng đứa con trai nhỏ 10 tháng tuổi, sống rày đây mai đó, ngủ ngoài đường, rồi đến sống tại nhà tạm trú thuộc Trung tâm Hỗ trợ khẩn cấp cho phụ nữ nhập cư tại thành phố Daegu suốt 9 tháng.
Sau đó, cô đến ở nhờ nhà của một cô bạn đồng hương Nepal tại thành phố Osan và không có lấy một tờ giấy tùy thân.
Gurung cảm thấy xấu hổ nếu trở về Nepal cùng một đứa con nhỏ, vì mọi người sẽ nghĩ rằng cô là một cô gái “không chung thủy”, đã làm điều gì sai trái với chồng.
Mẹ Gurung gửi cho cô một ít tiền, rồi cũng bảo cô đừng trở về Nepal. Cô cũng không muốn quay trở về nhà chồng, và từ chối trả lại đứa con trai cho ông chồng.
“Con trai là người duy nhất khiến tôi mỉm cười. Nếu không có nó tôi sẽ khóc suốt”, Gurung nói.
Gurung dự định trở lại thành phố Daegu vì thành phố này có cơ quan hỗ trợ những bà vợ nhập cư. Cô hy vọng bắt đầu lại một cuộc sống mới tại Hàn Quốc và muốn con trai được lớn lên như một công dân Hàn Quốc bình thường.
Theo Korea Times, Trung tâm Hỗ trợ Khẩn cấp cho Phụ nữ Nhập cư của Bộ Bình đẳng giới và Gia đình Hàn Quốc nhận được nhiều cuộc điện thoại qua đường dây nóng 24 giờ từ nhiều bà vợ nhập cư tố cáo những gì mà người môi giới hôn nhân hứa hẹn đều là giả dối.
Bộ Bình đẳng giới và Gia đình Hàn Quốc cũng thiết lập nhiều căn nhà tạm trú cho các cô dâu nước ngoài trong trường hợp gặp xung đột với chồng hay gia đình, theo Korea Times.
Bộ này cũng thống kê nguyên nhân tan vỡ hôn nhân của những cặp vợ chồng đa sắc tộc: Do vợ/chồng bỏ trốn (tỉ lệ 32,8%), tính cách không hợp (30,9%), khó khăn tài chính (10,6%), xung đột với gia đình chồng/vợ (10,3%).
Nhưng theo Bộ Bình đẳng giới và Gia đình Hàn Quốc, nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn và xung đột chủ yếu là do những lời hứa hẹn xảo trá của những tay môi giới hôn nhân.
Các ông chồng Hàn cũng là nạn nhân của những tay môi giới hôn nhân Lee Kyu-seok, một người đàn ông Hàn 39 tuổi ở tỉnh Bắc Chungcheong, làm đơn kiện lên Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Hàn Quốc, đòi một nhà môi giới phải bồi thường vì không thể cưới một cô dâu Việt. “Tôi đến Việt Nam hồi tháng 9.2010, gặp vợ tương lai người Việt, chúng tôi nói chuyện với nhau và sau đó làm đám cưới tại Việt Nam”, Korea Times dẫn lời ông Lee. “Vợ tôi bảo rằng cô ấy sẽ đến Hàn Quốc vào tháng 1.2011, nhưng không bao giờ xuất hiện”, Lee cho biết thêm. Lee đòi nhà môi giới bồi thường bởi vì anh đã vay 10 triệu won (8.900 USD) để đến Việt Nam và tổ chức đám cưới. “Tôi sẽ không dám nghĩ tới cưới vợ nước ngoài nữa”, Lee chia sẻ. |
Phúc Duy
>> Đường dây bán "cô dâu Việt" cho người Trung Quốc lãnh án
>> Thêm một cô dâu Việt tự tử ở Hàn Quốc
>> Thêm cô dâu Việt lấy chồng Hàn tự tử
>> Chương trình giáo dục cô dâu Việt Nam di cư sang Hàn Quốc
>> Cô dâu Việt cùng chồng Hàn tự tử
>> Cô dâu Việt ở Hàn Quốc ôm con nhảy lầu tự tử
>> Cô dâu Việt bị chồng sát hại tại Hàn Quốc
>> Cô dâu Việt "mất liên lạc" đã gọi điện về gia đình
>> Tổng thống Hàn Quốc chia buồn vụ cô dâu Việt bị giết
Bình luận (0)