WHO bổ sung loại thuốc 'cứu mạng' để điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng

07/07/2021 20:30 GMT+7

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa thêm thuốc ức chế interleukin-6 vào danh sách thuốc điều trị Covid-19.

Đây là loại thuốc thứ 2 được WHO khuyến nghị là hiệu quả trong việc điều trị bệnh nhân Covid-19, trong bối cảnh đại dịch vẫn tăng tốc ở nhiều quốc gia.
Theo WHO, thuốc terleukin-6 sẽ đặc biệt hiệu quả nếu được kê đơn cùng corticosteroid - loại thuốc đã được WHO khuyến nghị dùng vào tháng 9.2020.
“Những loại thuốc này cho phép các bệnh nhân Covid-19 đang trong tình trạng nặng hoặc nguy kịch và thân nhân của họ có thêm hy vọng”, Tổng giám đốc WHO Tedros Ghebreyesus nhấn mạnh.
Hệ miễn dịch của nhiều bệnh nhân Covid-19 nặng thường phản ứng quá mức và các loại thuốc interleukin-6 như tocilizumab và sarilumab có thể ngăn chặn phản ứng quá mức này.

Một loại thuốc terleukin-6 có thể dùng để điều trị các ca bệnh Covid-19 nặng hoặc nguy kịch.

WHO khẳng định kết quả thử nghiệm cho thấy đối với các bệnh nhân đặc biệt nguy kịch, việc kê đơn các loại thuốc này giúp giảm 15 trường hợp tử vong trên 1.000 bệnh nhân. Đối với các bệnh nhân nặng, việc sử dụng interleukin-6 đồng nghĩa với việc cứ mỗi 1.000 bệnh nhân thì số ca tử vong lại giảm 28 ca.
Các loại thuốc cũng giúp giảm 28% nguy cơ phải dùng máy thở so với cách chăm sóc tiêu chuẩn.
Khuyến nghị trên được công bố giữa lúc nhiều quốc gia khắp thế giới như Nam Phi, Indonesia và Bangladesh, đang phải chống chọi với làn sóng Covid-19 mới vì biến thể Delta.
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang nỗ lực bỏ quyền bảo hộ bằng sáng chế vắc xin Covid-19 nhằm cải thiện khả năng tiếp cận đối với các nước nghèo. Ngoài ra, có nhiều lời kêu gọi dỡ bỏ rào cản sở hữu trí tuệ trên các loại thuốc điều trị Covid-19 thiết yếu.
WHO cũng kêu gọi các nhà sản xuất giảm giá thành các loại thuốc mới được khuyến nghị và chấp nhận các thỏa thuận cấp phép minh bạch, không độc quyền hoặc từ bỏ các quyền độc quyền.
WHO cho rằng đối với phần lớn thế giới, các loại thuốc interleukin-6 vẫn khó tiếp cận và không thể mua được.
Nạn phân phối vắc xin không công bằng đồng nghĩa với việc người dân ở các nước có thu nhập thấp và trung bình dễ bị nhiễm Covid-19 nghiêm trọng nhất. Vì vậy, nhu cầu lớn nhất đối với các loại thuốc này là ở các quốc gia hiện có ít khả năng tiếp cận nhất. Chúng ta phải khẩn trương thay đổi điều này”, Tổng giám đốc WHO nhấn mạnh.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.