Tự động phát
Giới chức Ukraine ngày hôm nay cho biết Nga đã dùng thiết bị bay không người lái (UAV) tập kích các hạ tầng quan trọng ở thủ đô Kyiv và khu vực lân cận vào sáng sớm nay.
Theo Reuters, chính quyền quân sự thủ đô Kyiv yêu cầu người dân xuống hầm trú bom vào khoảng 1h (giờ địa phương, tức khoảng 6 giờ ở Việt Nam) ngày 2.1.
Không quân Ukraine sau đó tuyên bố đã “bắn rơi toàn bộ 39 UAV tự sát của Nga" tham gia vụ tập kích.
Theo giới chức Ukraine, dù toàn bộ UAV Nga đã bị bắn rơi nhưng cuộc tập kích vẫn gây ra thiệt hại cho cơ sở hạ tầng năng lượng ở Kyiv, gây mất điện ở một số khu vực.
Hôm 1.1, Nga cũng tiến hành một đợt tập kích lớn bằng UAV và tên lửa vào thủ đô Kyiv và các thành phố khác. Bộ Quốc phòng Nga vào cuối ngày 1.1 tuyên bố các cuộc không kích trong đêm giao thừa ở Ukraine là nhằm vào cơ sở sản xuất UAV, đồng thời cho biết đã thành công trong việc đánh bại "các cuộc tấn công khủng bố" của Kyiv nhằm vào Nga.
Liên quan đến làn sóng tập kích đường không của Nga trong vài tháng qua, giới lãnh đạo tình báo quân đội Ukraine cho rằng Nga đang đối mặt với tình trạng cạn kiệt tên lửa và đạn pháo binh, dù vẫn có thể tiếp tục sản xuất. Theo tình báo quân đội Ukraine, Nga đang bắt đầu kết hợp và thay đổi chiến thuật, sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau, bao gồm UAV, tên lửa kiểu cũ, tên lửa đạn đạo có độ chính xác cao và tên lửa S-300 cải tiến.
Trong khi đó, những trận đánh quyết liệt vẫn đang diễn ra tiền tuyến miền đông. Tại một điểm nóng ở Donetsk, vào đêm giao thừa, một binh sĩ Ukraine tên Pavlo Pryzhehodskiy, 27 tuổi, nói với phóng viên hãng Reuters rằng 12 đồng đội của anh thiệt mạng trong một cuộc giao tranh ban đêm.
Những người lính Ukraine ở các chiến hào tiền tuyến đón năm mới không chỉ với nỗi buồn mà còn thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu.
Trong cập nhật gần nhất, Bộ Quốc phòng Ukraine ước tính rằng 106.720 quân nhân Nga đã thiệt mạng kể từ khi xung đột bùng nổ hồi cuối tháng 2.2022.
Tuy nhiên, rất khó để đưa ra ước tính chính xác về số lượng binh sĩ thương vong của mỗi bên trong cuộc xung đột này.
Vào tháng 11, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mark Milley ước tính rằng 100.000 lính Nga đã thiệt mạng hoặc bị thương ở Ukraine, và lực lượng vũ trang của Kyiv có lẽ cũng chịu mức thương vong tương tự.
Trong khi đó, vào cuối tháng 9, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết quân đội Ukraine đã tổn thất hơn 61.000 binh sĩ kể từ khi Nga tiến hành "chiến dịch quân sự đặc biệt", trong khi tổn thất của Nga ít hơn 10 lần - khoảng 6.000 binh sĩ.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine chuẩn bị bước sang năm thứ hai, song tình hình chiến sự vẫn bế tắc. Đã 6 tuần trôi qua kể từ khi Ukraine giành lại quyền kiểm soát một phần vùng Kherson, nhưng từ đó đến nay có rất ít hoạt động ở tiền tuyến. Một phần nguyên nhân có liên quan đến thời tiết, khi Ukraine đã bước vào mùa đông, mặt đất ở nhiều khu vực lầy lội, khiến việc điều động lực lượng quân sự gặp khó khăn.
Liên quan đến việc Nga phải rút quân khỏi TP.Kherson ở hữu ngạn sông Dnipro, báo Washington Post đã phỏng vấn một chỉ huy quân đội Ukraine, và từ đây đã lộ ra những thông tin chưa từng được biết đến liên quan đến kế hoạch tấn công đập nước trọng yếu này.
Nga trong thời gian qua dù phải chịu những biện pháp cấm vận chưa từng có từ phương Tây thì vẫn nỗ lực củng cố kho vũ khí của mình, đặc biệt là vũ khí hạt nhân cùng các các phương tiện phóng, bao gồm tên lửa đạn đạo liên lục địa, tàu ngầm và các máy bay ném bom chiến lược, tức là những mũi tiến công thường được mệnh danh là “bộ ba hạt nhân”.
Mới đây nhất, lực lượng không quân chiến lược của Nga vừa được tăng cường sức mạnh sau khi nhận được một máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 mới, cùng với 2 máy bay Tu-160M đã được gửi đi để bay thử nghiệm.
Bộ Quốc phòng Nga cũng thông báo không quân nước này ngày 29.12.2022 đã bắn rơi 3 máy bay quân sự Ukraine gồm 1 tiêm kích MiG-29 và 2 trực thăng Mi-8.
Đến ngày 30.12.2022, phía Nga lại cho biết máy bay nước này đã bắn rơi 2 trực thăng Mi-8 khác của Kyiv tại Donetsk.
Ukraine chưa bình luận về tuyên bố của Nga, nhưng nếu thông tin trên là chính xác thì Kyiv đã mất 4 trực thăng và 1 máy bay tiêm kích chiến trường trong 2 ngày cuối năm.
Trong thời gian qua, Nga đã nhiều lần công bố thông bắn rơi máy bay tiêm kích Ukraine. Hai vũ khí thường được Nga sử dụng là 2 loại chiến đấu cơ Su-35S và MiG-31 để thực hiện chiến thuật "nhìn xuống, bắn hạ". Các máy bay này sẽ duy trì độ cao, sử dụng hệ thống radar uy lực quét toàn bộ khu vực phía dưới, rồi truy dò mục tiêu đối thủ để phóng tên lửa không đối không chính xác ở khoảng cách vài trăm km.
Và theo giới chuyên gia phương Tây, dù không quân Nga đã thể hiện rất kém thuyết phục kể từ đầu chiến dịch quân sự, Ukraine vẫn có thể chịu một thất bại trong các cuộc đối đầu trên không nếu không có sự hỗ trợ từ các nước phương Tây.
Công ty truyền thông Mỹ US News và World Report mới đây đã công bố bảng xếp hạng "Quốc gia hùng mạnh nhất thế giới" năm 2022. Bảng xếp hạng này xem xét mức độ ảnh hưởng của các quốc gia, cũng như sức mạnh chính trị, kinh tế và quân sự của họ.
Theo nguồn đánh giá này, trong năm 2022, Ukraine xếp ở vị trí thứ 14, tăng 19 bậc so với xếp hạng năm 2021. Mỹ, Trung Quốc và Nga lần lượt chiếm giữ các vị trí nhất, nhì và ba trong bảng xếp hạng. Về thứ hạng của Nga, USNWR nói hình ảnh của Nga trên trường quốc tế đã bị ảnh hưởng bởi xung đột ở Ukraine nhưng đây vẫn là nước có diện tích lớn nhất thế giới, cũng như là một trong những nền kinh tế lớn nhất toàn cầu nhờ sản xuất dầu khí.
Bình luận (0)