Tự động phát
Trong một thông báo hôm 23.10, giới chức do Nga bổ nhiệm ở Kherson cho biết số lượng thường dân tìm cách rời khỏi thành phố đang tăng mạnh.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), có trụ sở tại Mỹ, nhận định lời kêu gọi sơ tán khẩn cấp của giới chức Kherson cho thấy họ "không tin rằng lực lượng Nga hoặc dân thường sẽ sớm quay lại thành phố". ISW cho rằng Nga "dường như cố gắng rút hết dân khỏi Kherson nhằm cản trở khả năng ổn định xã hội và phát triển kinh tế lâu dài".
ISW cũng coi đây là dấu hiệu cho thấy Nga đang đứng trước nguy cơ mất kiểm soát Kherson, thành phố duy nhất bên bờ tây sông Dnieper mà lực lượng Nga kiểm soát được kể từ khi mở chiến dịch quân sự ở Ukraine ngày 24.2.
Bên cạnh đó, cơ quan quân sự - dân sự do Nga bổ nhiệm của tỉnh Kherson hôm nay cũng thông báo thành lập đơn vị tình nguyện bảo vệ thành phố Kherson mà mọi nam giới muốn ở lại bảo vệ Kherson đều có thể tham gia.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 23.10 phát tuyên bố chung của Mỹ, Anh, Pháp, trong đó nhắc lại cam kết tiếp tục ủng hộ Ukraine bảo vệ lãnh thổ chừng nào Kyiv còn cần giúp đỡ. Chính phủ Mỹ, Anh, Pháp cũng bác bỏ cáo buộc của phía Nga rằng Ukraine có thể sắp sử dụng "bom bẩn", và xem đây là cớ để Moscow leo thang.
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba hôm 23.10 đã tuyên bố rằng "Ukraine là một thành viên Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Ukraine không có bất kỳ "bom bẩn" nào và cũng không có kế hoạch mua bất kỳ quả bom nào như vậy".
Khác với nhiều nhà lãnh đạo phương Tây, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì các kênh ngoại giao giữa phương Tây với Moscow. Đồng thời, ông nhấn mạnh yêu cầu tìm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột, có cân nhắc đển quan hệ giữa Nga và phần còn lại của châu Âu trong tương lai.
Kính mời quý vị đón xem bản tin tổng hợp tình hình giao tranh Nga-Ukraine ngày 24.10.2022 của Báo Thanh Niên.
Bình luận (0)