Xem nhanh: Ngày 289, ông Putin nói lẽ ra nên mở chiến dịch ở Ukraine sớm hơn, nhắc chuyện tấn công phủ đầu
Thông tấn xã Nga TASS ngày 10.12 dẫn lời Đại sứ Nga Vasily Nebenzya phát biểu tại cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cảnh báo rằng các nước gửi vũ khí cho Ukraine chắc chắn sẽ phải chịu hậu quả.
Tự động phát
Đại sứ Nga Nebenzya cũng cáo buộc máy bay không người lái (UAV) Ukraine mới đây khi tấn công 2 căn cứ không quân của Nga đã được dẫn đường bởi hệ thống vệ tinh toàn cầu GPS của Mỹ.
Trong khi đó, theo Reuters ngày 10.12, Mỹ công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 275 triệu USD cho Ukraine và tuyên bố sẽ cắt đứt mối quan hệ giữa Nga với Iran. Tehran và Moscow đến nay vẫn bác bỏ các cáo buộc của phương Tây rằng Nga đang sử dụng các UAV của Iran để tấn công các mục tiêu ở Ukraine.
Còn tại Ukraine, trong bài phát biểu hàng đêm vào tối 9.12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho hay tình hình tại các khu vực quan trọng của mặt trận Donbass ở miền đông Ukraine vẫn là vô cùng khó khăn, tuy nhiên ông khẳng định các lực lượng Ukraine vẫn đang đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga và gây ra tổn thất đáng kể cho đối phương. Ông cáo buộc khu vực này đang bị Nga liên tục nã pháo dữ dội.
Sau những căng thẳng giữa Nga và phương Tây trong thời gian qua, liên minh quân sự NATO do Mỹ dẫn đầu đang thể hiện mối lo ngại rằng cuộc xung đột tại Ukraine có nhiều nguy cơ vượt ra ngoài tầm kiểm soát của họ.
Trong một phát biểu mới đây ở Kyrgyzstan, Tổng thống Nga Vladimir Putin lại nhắc đến vấn đề vũ khí hạt nhân, nói học thuyết hạt nhân của Nga dựa trên khái niệm “phóng khi có cảnh báo”, theo đó Moscow sẽ khai hỏa vũ khí hạt nhân khi hệ thống cảnh báo sớm của nước này phát hiện đòn tấn công hạt nhân sắp xảy ra.
Và theo ông Putin, tất nhiên đó chính là yếu tố răn đe.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin hôm 9.12 bày tỏ sự quan ngại về kho vũ khí hạt nhân của Nga, đồng thời cáo buộc Moscow trong thời gian gần đây đã đưa ra những phát ngôn thiếu cẩn trọng về vũ khí hạt nhân.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price trước đó cảnh báo rằng bất kỳ sự đề cập nào về vũ khí hạt nhân như trên cũng là hành động vô trách nhiệm. Còn Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm 8.12 lại cho rằng nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine đã giảm bớt do cộng đồng quốc tế gây sức ép cho Nga về vấn đề này.
Kính mời quý vị đón xem bản tin tổng hợp tình hình giao tranh Nga-Ukraine ngày 10.12.2022 của Báo Thanh Niên.
Bình luận (0)