Xét xử phúc thẩm vụ án tham nhũng tại Công ty Vifon

12/05/2014 16:11 GMT+7

(TNO) Ngày 12.5, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM khai mạc phiên xử phúc thẩm vụ tham nhũng xảy ra tại Công ty Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Công ty Vifon).

(TNO) Ngày 12.5, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM khai mạc phiên xử phúc thẩm vụ tham nhũng xảy ra tại Công ty Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Công ty Vifon).

>> Nguyên Tổng giám đốc Vifon lãnh 22 năm tù
>> Án nặng cho các quan tham nhũng ở Công ty Vifon
>> Cựu quan chức Vifon bị đề nghị đến 30 năm tù

 Xét xử phúc thẩm vụ án tham nhũng xảy ra tại Công ty Vifon
Các bị cáo trong phiên tòa - Ảnh: Lê Nga

Trước đó, trong phiên xử sơ thẩm, TAND TP.HCM kết luận, trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến năm 2006, lợi dụng giai đoạn chuyển đổi từ doanh nghiệp (DN) nhà nước sang DN cổ phần, Nguyễn Bi (nguyên Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc Công ty Vifon) và Nguyễn Thanh Huyền (nguyên Kế toán trưởng, Phó giám đốc công ty) đã có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong việc chỉ đạo, thực hiện hạch toán sai tài khoản gây thiệt hại cho nhà nước và các cổ đông Công ty Vifon tổng số tiền 18,2 tỉ đồng. Về tội “Cố ý làm trái…”, bị cáo Bi bị quy kết ký quyết định chia thưởng từ nguồn tiền chuyển nhượng vốn liên doanh của công ty, một lần 290.000 USD, một lần trên 3,5 tỉ đồng.

Cũng trong phiên xử sơ thẩm, TAND TP.HCM tuyên phạt Nguyễn Bi bị tòa sơ thẩm tuyên phạt 22 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”; Nguyễn Thanh Huyền bị tuyên phạt 30 năm tù về tội "tham ô tài sản" và “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; Đàm Tú Liên (nguyên Kế toán trưởng) 8 năm tù; Dương Thị Mẫn (nguyên Kế toán thanh toán) và Ka Thị Thu Hồng (nguyên thủ quỹ), mỗi bị cáo 7 năm tù cùng về tội “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Sau phiên xử sơ thẩm, 5 bị cáo có đơn kháng cáo kêu oan hoặc xin giảm nhẹ hình phạt. Liên quan đến số tiền 2,28 tỉ đồng, tài vụ công ty chuyển khoản cho ông Bi với nội dung “tiền huy động vốn”, vì ông Bi có góp vốn với công ty.

Ông Bi cho rằng, sau khi về hưu chưa quyết toán số tiền góp vốn cộng với lương thưởng... số tiền cũng xấp xỉ 2 tỉ đồng nên phía Vifon chuyển trả số tiền trên là hợp lý. Tuy nhiên, khi cơ quan điều tra cho biết, đây là tiền hoàn thuế của công ty thì gia đình ông Bi đã chuyển trả lại, từ khi ông Bi chưa bị khởi tố bị can.

Ông Bi còn cho rằng mình không vay, không mượn, không có ý thức chiếm đoạt số tiền này, đây chỉ là việc thực hiện một hợp đồng dân sự với Hội đồng quản trị Vifon nên không phạm tội lạm dụng tín nhiệm... Tương tự, bị cáo Nguyễn Thanh Huyền lãnh mức án nặng nhất trong vụ án cũng kêu oan.

Tại phiên xử phúc thẩm, HĐXX cho biết Bộ Công thương tiếp tục từ chối là nguyên đơn dân sự trong vụ án. Từ đó, các luật sư cũng như một số bị cáo đều đề nghị HĐXX xem xét lại tội danh tham ô, cố ý làm trái mà bản án sơ thẩm đã quy kết các bị cáo vì nhà nước không bị thiệt hại.

Tuy nhiên, HĐXX cho rằng dù Bộ Công thương không tham gia phiên tòa sơ thẩm, cũng từ chối tư cách tham gia tố tụng nhưng sau khi bản án sơ thẩm được tuyên, Bộ này không kháng cáo về tư cách tham gia phiên tòa. Hơn nữa, thời điểm xảy ra vụ án là lúc công ty đang có 100% vốn nhà nước. Song song đó, HĐXX cho rằng Bộ Công thương khẳng định không thiệt hại nhưng không có nghĩa là bị cáo Huyền không tham ô…

Ngày mai 13.5, phiên xử sẽ tiếp tục.

Lê Nga

>> Xét xử vụ tham ô tại Công ty Vifon
>> Thủ đoạn tham nhũng ở Vifon
>> Vụ tham ô tại Công ty Vifon gây thiệt hại trên 20 tỉ đồng
>> Đề nghị truy tố thêm tội danh đối với nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Vifon
>> Yêu cầu điều tra bổ sung vụ tham ô tại Công ty Vifon
>> Bắt tạm giam nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Vifon
>> Bắt nguyên Phó tổng giám đốc Công ty Vifon

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.