Trước khi dùng thuốc, người bệnh cần hỏi bác sĩ những vấn đề sau:
Điều gì gây đau?
Việc đầu tiên cần hỏi bác sĩ là nguyên nhân gây đau. Đau cổ do tai nạn giao thông, đau chân do trượt cầu thang là những nguyên nhân rõ ràng.
Tuy nhiên, có những cơn đau không thể xác định được nguyên nhân. Cách tốt là hãy dùng bút viết để ghi nhận lại cơn đau, The Heathy dẫn lời bác sĩ người Mỹ Jeremy Allen.
Hãy ghi lại thời gian, tư thế hay những việc mình đang làm khi cơn đau xuất hiện và những gì xảy ra xung quanh. “Ngay cả những điều đơn giản như ăn món gì, thiếu ngủ, mất ngủ hoặc thường xuyên căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng đến cơn đau của bạn”, bác sĩ Allen nói.
Đau cấp tính hay mạn tính?
Đau cấp tính là cơn đau xuất hiện một cách đột ngột. Người bệnh sẽ cảm thấy thuyên giảm ngay khi bắt đầu uống thuốc điều trị. Đau mạn tính thường kéo dài hơn 6 tháng.
Điều quan là người bệnh phải biết mình đang bị đau cấp tính hay mạn tính. Cách điều trị của 2 loại đau này rất khác nhau. Có những cách điều trị mà hiệu quả với loại đau này nhưng không hiệu quả với loại còn lại, các chuyên gia cho biết, theo The Healthy.
Một số tác dụng phụ thường gặp
Bất kỳ loại thuốc giảm đau nào cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ khó chịu như tăng cân, mệt mỏi, khô miệng, buồn nôn, gặp vấn đề tiêu hóa, gan hay suy giảm chức năng thượng thận. Mỗi người có thể xuất hiện những tác dụng phụ khác nhau.
Trước khi uống thuốc giảm đau, người bệnh cần hỏi bác sĩ cả tác dụng phụ phổ biến lẫn hiếm gặp. Việc này sẽ giúp họ ứng phó kịp thời khi dùng thuốc.
Có nguy cơ nghiện thuốc giảm đau không?
Người bệnh cần phải biết là họ có nguy cơ bị nghiện thuốc giảm đau, đặc biệt là khi uống trong thời gian dài, The Healthy dẫn lời bác sĩ Medhat Mikhael, chuyên gia về giảm đau tại Trung tâm sức khỏe cột sống Orange Coast (Mỹ).
Một số người sẽ có nguy cơ cao nghiện thuốc giảm đau hơn người khác, chẳng hạn như họ là người nghiện rượu, thuốc lá hoặc các chất gây nghiện khác. Bác sĩ sẽ có các phương pháp cần thiết để sàng lọc nguy cơ này cho bệnh nhân.
Bình luận (0)