Lo lắng và căng thẳng có thể dẫn đến một số hiện tượng bất thường của cơ thể mà một số người có thể tưởng nhầm là triệu chứng của bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như tim mạch, theo MSN.
Đau ngực, tim đập nhanh
Một số người nghĩ có thể đây là dấu hiểu của một cơn đau tim sắp xảy ra nhưng thực tế không phải. Khi bạn cảm thấy lo lắng hay hoảng loạn, tim đập nhanh hơn để bơm máu nhiều hơn đến khắp nơi trong cơ thể. Đây là cơ chế giúp cơ thể có khả năng phản ứng nhanh hoặc chiến đấu chống lại mối đe dọa.
tin liên quan
6 dấu hiệu 'tố cáo' cơ thể thiếu kali, chớ coi thường!Hiện tượng này sẽ khiến hơi thở nhanh, từ đó giúp bơm ô xy vào máu nhiều hơn. Hệ quả của quá trình này là gây co thắt mạch máu, dẫn đến đau ngực, MSN dẫn lời bà Nicky Lidbetter, giám đốc điều hành tổ chức từ thiện chuyên giúp đỡ những người bị rối loạn lo âu Anxiety UK của Anh.
Khó thở
Khó thở diễn ra theo cơ chế cũng tương tự như đau ngực. Ngoài đau ngực, căng thẳng hay hoảng loạn còn tạo cảm giác hụt hơi, thở gấp, cảm thấy khó thở và nghẽn ở ngực.
Đau cơ và tay chân
Có rất nhiều cách khiến lo lắng, căng thẳng ảnh hưởng đếu tay chân. Căng thẳng có thể làm cứng các cơ, từ đó gây đau nhức. Hiện tượng đau cơ có thể ảnh hưởng đến đến tư thế ngồi, nằm, đi của người mắc.
tin liên quan
4 loại rau quả sẽ gây nguy hiểm nếu ăn quá nhiềuCách khắc phục được các chuyên gia khuyến cáo là hãy chăm sóc tốt bản thân, ăn uống lành mạnh, uống đủ nước và tập thể dục phù hợp.
Da ngứa, tê và cảm thấy thiếu sức lực
Cảm giác rất phổ biến khi bị căng thẳng, lo lắng là tình trạng ngứa ran và tê. Nó có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên cơ thể nhưng thường thấy nhất là ở mặt, bàn tay, cánh tay, chân và bàn chân.
Hiện tưởng này xảy ra là khi căng thẳng, máu sẽ chảy dồn về những bộ phận quan trọng của cơ thể. Do đó, những bộ phận ít quan trọng hơn sẽ cảm thấy bị tê và thiếu sức lực, theo MSN.
Chóng mặt
Khi hoảng loạn, nồng độ hoóc môn adrenaline sẽ gia tăng trong máu. Nó khiến tim bơm máu mạnh hơn, dẫn đến tăng huyết áp. Chính sự gia tăng huyết áp này khiến chúng ta chóng mặt, bà Nicky giải thích.
Bình luận (0)